5. Kết cấu đềtài
1.2.1. Thực trạng đo lường sức khỏe thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam
Việc đo lường sức khỏe thương hiệu là một công việc quan trọngđược các công ty nước ngoài thực hiện thường xuyên, thậm chí có công ty còn thực hiện nhiều lần trong năm. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp Việt Nam việc kiểm tra hay đo lường sức khỏe thương hiệu vẫn còn khá mới mẻ.
Ngày nay, nền kinh tếViệt Nam đang hội nhập với các nước trên thếgiới đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhiều hơn với cảdoanh nghiệp trong nước lẩn doanh nghiệp nước ngoài.Đểcạnh tranh thành công cũng như tạo được một vịthếcho hàng hóa mình trên thịtrường nước ngoài thì doanh nghiệp phải quan tâm, đầu tư cho công tác xây dựng thương hiệu. Từcông tác đo lường sức khỏe thương hiệu doanh nghiệp sẽ đánh giá được khảnăng hoạt động của thương hiệu, định vịthương hiệu hiện tại đã phù hợp với thịtrường mục tiêu hay không, vịtrí của doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng đangở đâu so vớiđối thủcạnh tranh… Tuy nhiên công tác này vẫn chưa thực sự được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Nguyên nhân chủquan là nhiều doanh nghiệp vẫn còn lối suy nghĩ xây dựng thương hiệu là cần phải chi một khoảng tiền khá lớn và thực hiện trong một thời gian ngắn đểquảng cáo rầm rộ đểrồi sau đó lại bỏkhông.
Hiện nay, chúng ta dễdàng nhận thấy các công ty vềnghiên cứu thịtrường nói chung và các công ty hay dịch vụchuyên về đo lường sức khỏe thương hiệuởViệt
Nam vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó chi phí để đo lường sức khỏe thương hiệu cũng là một cản trở đối với các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu. Chi phí cho một lần kiểm tra hay đo lường sức khỏe thương hiệu tùy thuộc vào độlớn của thương hiệu. Nếu một thương hiệu có tầmảnh hưởng lớn, sốlượng khách hàng lớn và có độbao phủrộng khắp thì chi phíđo lường sức khỏe thương hiệu sẽlớn hơn. Do đó mà các doanh nghiệp lớn, có chiến lược phát triển thương hiệu bài bản thường sẽcó nhu cầu cấp thiết và sửdụng dịch vụ đo lường sức khỏe thương hiệu hằng năm. Đó là các công ty đã lên sàn chứng khoán hoặc sắp lên sàn. Đối với các công ty này bản đánh giá sức khỏe thương hiệu là một phần không thể thiếu trong bản cáo bạch của công ty gửi tới các cổ đông. Báo cáo này sẽcho biết tình hình hiện tại của thương hiệu và các xu hướng phát triển trong tương lai đểcung cấp cho cổ đông những thông tin trung thực, khách quan nhất.
Trên thếgiới, người ta biết đến Nhật Bản qua Honda, Toyota, Sony… hay Ý qua Lamborghini, Ferrari… còn khi nhắc đến Đức thì nhiều người nghĩ ngay đến BMW, Mercedes… trong khi nhắc đến Việt Nam thì chưa một thương hiệu nào thực sự được thếgiới ngưỡng mộ. Ai cũng biết Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ3 thếgiới, xuất khẩu cà phê thứhai thếgiới, xuất khẩu hồtiêu, cao su hàng đầu thếgiới. Tuy nhiên, đâu là thương hiệu gạo của Việt Nam được thếgiới biết đến? Đâu là thương hiệu café hay hồtiêu nào đại diện cho thương hiệu quốc gia? Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần được quan tâm và đâu tư hơn nửa trong tương lai. Các doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công thì trước tiên và trên hết phải là nghiên cứu đểnắm bắt, hiểu rõ thị trường trong nước cũng như quốc tếthông qua việc đo lường sức khỏe thương hiệu. Điều này giúp doanh nghiệp biết được tình trạng sức khỏe thương hiệu từ đó đưa ra những quyết định phát triển phù hợp với khách hàng, thịtrường mục tiêu của mình.
1.2.2. Khái quát về thịtrườ ng xe máy ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếhiện nay, có nhiều cửa hàng, đại lý xe điện, xe máy truyền thốngđang hoạt động kinh doanh và các dịch vụcó liên quan. Phần đông trong số đó đã có thời gian hoạt động khá lâu năm.
Thịtrường xe máyởThừa Thiên Huếcũng biến động không ngừng cùng với thị trường xe máyởViệt Nam. Trước đây, thịtrường xe máyở đây rất sôi động và nhộn
nhịp bởi lượng mua của người dân rất cao, đặt biệtởhai thời điểm “vàng” là dịp giáp Tết và đầu năm học mới thì thịtrường xe máy hay “sốt giá, khan hàng”. Tuy nhiên trong vài năm trởlại đây thì mức độsửdụng xe máy ngày càng giảm thay vào đó là tình trạngế ẩmởcác đại lý, mặc dù một số đại lý xe máyđã tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quá, bốc thăm trúng thưởng, bán trảgóp… nhưng vẫn chưa thu hút được lượng khách hàng lớn như trước đây. Bởi cảhai “ông lớn” chiếm thị phần chủyếu của xe máy tại Huếhiện nay là Honda và Yamaha đều tăng sốlượng nhà máy sản xuất trong nước và nhu cầu mua xe của người dân đang dần tiến tới bão hòa.
Hy vọng với những chính sách mới cùng việc thành lập VAMM sẽ đưa thị trường xe máy của Việt Nam cũng như Thừa Thiên Huếngày càng phát triển hơn.
CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG SỨC KHỎE THƯƠNG HIỆU XE MÁY ĐIỆN VINFAST KLARA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Tổng quan vềcông ty TNHH ô tô thương mại Phước Lộc và vai trò phân phối VinFast Klara của Phước Lộc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế