NGUỒN NHÂN LỰC CHO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 145 - 151)

I. Đặt vấn đề

NGUỒN NHÂN LỰC CHO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

ThS. Lê Ngọc Hải CH. Trần Thị Tuyết Mai

Kinh doanh bán lẻ ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam vì thị trường này đã và đang mang lại tỉ suất lợi nhuận tốt. Cũng vì thế, thị trường này đang bị cạnh tranh rất khốc liệt, nếu không có kinh nghiệm cũng như kế hoạch kinh doanh rõ ràng, rất dễ bị các đối thủ khác đánh bật và giành mất thị phần.

Năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam diễn ra trước bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo,xung đột mâu thuẫn xảy ra ở nhiều nơi đặc biệt căng thẳng trên biển Đông. Trước tình hình đó, mặc dù thống kê cho thấy kinh tế Việt Nam đã xuất hiện dấu hiệu phục hồi, nhưng năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn chưa mấy được cải thiện.

Thị trường bán lẻ Việt Nam là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng, năm 2014 là một năm hết sức sôi động với các hoạt động mua bán, sáp nhập, liên kết, liên doanh cả về sản xuất lẫn kinh doanh của các doanh nghiệp bản lẻ như: Kinh Đô, Citimart, Metro và mới nhất là Nguyễn Kim, hầu hết các doanh nghiệp nội đều có xu hướng co cụm, giữ vị trí của mình, thậm chí có một vài đơn vị rút địa điểm như Fivimart, Intimex, Hapro. Việc làm này nhằm củng cố lại về chất lượng kinh doanh, khẳng định thương hiệu, riêng Co.opmart và Satra đều vẫn đang có thêm những địa điểm mới với các siêu thị và chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi. Còn đối với doanh nghiệp nước ngoài, hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới đều đã gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam với Lotte, BigC, Parkson, Aeon…

Năm 2014 trôi qua chứng minh hệ thống bán lẻ của các Doanh nghiệp Việt Nam không mấy hiệu quả, so với các Doanh nghiệp nước ngoài là một cuộc chơi không cân sức. Trong đó, Doanh nghiệp nước ngoài chủ động, kinh doanh theo chuỗi và có chiến lược cụ thể chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh một số Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động hiệu quả cũng đã có một số Doanh nghiệp phải đóng cửa do bán giá quá cao vì người thu nhập thấp không tiếp cận được. Chính vì vậy, các Doanh nghiệp trong nước phải có chính sách và chiến lược phát triển đối với từng phân khúc thị trường hợp lý để phát triển bền vững.

Năm 2015 tiếp theo sẽ là một năm đầy cơ hội và thách thức với ngành bán lẻ và các doanh nghiệp nội địa vớiviệc Việt Nam cho phép thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài theo cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh đó, năm 2015 là năm khu vực kinh tế chung ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực cho phép các dòng tài nguyên,

hàng hóa, nguồn vốn, nhân lực… di chuyển tự do và thuận lợi trong nội khối. Thêm vào đó, việc Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 nước tham gia nếu ký kết trong năm 2015 cho phép hơn 10.000 loại hàng hóa từ các nước thành viên được loại bỏ hoàn toàn thuế quan. Việc này sẽ gây nhiều khó khăn, bất lợi cho hàng hóa trong nước nhưng cũng là động lực thúc đẩy tình hình sản xuất và phân phối, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Thực trạng nguồn nhân lực cho thị trường bán lẻ Việt Nam

Sau khi gia nhập WTO, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, đi kèm đó là nhu cầu rất lớn và cấp bách về đội ngũ nhân sự chuyên ngành. Theo đánh giá từ nhuongquyenvietnam.com thì “Nhân sự chuyên nghiệp là một thử thách lớn” là một trong bốn đặc điểm lớn của thị trường bán lẻ Việt Nam vớisố nhân sự ngành bản lẻ Việt Nam năm 2013 và 2014 lần lượt là 4,5 triệu và 5 triệu, trong khi đó tỷ lệ nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp về quản lý bán lẻ chỉ đạt mức khiêm tốn là 2% (2013) và 3,1% (2014).

Theo báo cáo nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao trong quý 4/2014 tại thị trường Việt Nam của công ty Navigos Search ngày 14/07/2014 thì ngành Tiêu dùng/Bán lẻ chiếm 14%, đứng thứ 2 trong nhóm 5 ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao cao nhất. Đáng chú ý hơn là ngành Tiêu dùng/Bán lẻ có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao tăng mạnh nhất so với 4 ngành nghề còn lại trong nhóm (8%).

Theo thống kê của careerbuilder.vn thì ngành Bán hàng/Kinh doanh là ngành đứng đầu trong nhóm 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng trực tuyến cao nhất trong năm 2014, chiểm tý lệ 11,8% gấp đôi nhu cầu của ngành cao thứ hai là Tiếp thị/Marketing.

Tại Việt Nam, mô hình bán lẻ các loại mặt hàng là hình thức phổ biến nhất trong kinh doanh và khách hàng đang ngày càng có những đòi hỏi cao hơn cả về chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Chính vì thế, quản lý các hệ thống bán hàng là ngành nghề rất phổ biến, không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai các doanh nghiệp bán lẻ sẽ phải tìm kiếm những nguồn nhân lực với sự hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực này.

Trong tiềm thức của người Việt Nam, công việc của một nhân viên bán hàng là một công việc đơn giản, không cần kỹ năng và không phù hợp với những người có học vấn cao. Đây là nhận định khá cổ hủ và sai lầm, thực tế cho thấy ở những của hàng nhân viên được đào tạo chuyên sâu và có kỹ năng bán hàng thì những cửa hàng đó thường nhận được nhiều sự thiện cảm của khách hàng hơn. Những kiến thức cần thiết mà nhân viên bán hàng nên được trang bị: kỹ năng bán hàng, tiếp thị, quản lý sắp xếp hàng hóa - tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, tài chính - kế toán - nhân sự, quản trị kinh doanh, vận hành thiết bị… Tuy nhiên, vì

suy nghĩ cố hữu, rất nhiều nhà bán lẻ cho rằng việc trang bị kiến thức cho nhân viên bán hàng là không cần thiết, cùng suy nghĩ đó, rất ít nhân viên bán hàng chủ động nâng cao kiến thức cho bản thân, nếu có thì chỉ là sự đầu tư chưa đồng bộ, chưa chuyên sâu đáp ứng đặc thù của từng loại hình bán lẻ.

Nguồn: http://tbavietnam.org/

Bên cạnh đó, theo báo cáo bán lẻ hiện đại tại Việt Nam của Maruyama và Lê Việt Trung thì nhân sự phục vụ cho ngành bản lẻ chủ yếu vẫn là nhân viên tiếp thị, bán hàng, những cán bộ cao cấp xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển cho công ty vẫn còn rất thiếu.

Thang điểm đánh giá từ 1 (dồi dào) đến 5 (rất thiếu)

Nguồn: http://tbavietnam.org/

Nhân lực phục vụ trong thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay, thiếu tính chuyên nghiệp trong thị trường bán lẻ hiện đại, thiếu khả năng sử dụng ngoại ngữ, chậm thay đổi tư duy với môi trường mới. Đội ngũ nhân viên có trình độ cao hiện nay mới chỉ có từ 4-5% được đào tạo bài bản.

Nhân lực của ngành bán lẻ thực sự là một điểm yếu của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Có thể chia nhân lực ngành này thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất gồm nhân viên trực tiếp bán hàng, quản lý kho hàng, kế toán, thu ngân… Nhóm thứ hai là nguồn nhân lực cấp trung và cao. Cả hai nhóm nhân lực này đều rất quan trọng nên cần phải đầu tư và có sự bứt phá để phát triển bền vững.

Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp phải là thiếu các vị trí quản lý cấp cao như: giám đốc siêu thị, trưởng phó phòng… Có như vậy là bởi công nghệ bán lẻ hiện đại mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam vài năm nay nên nhân viên có trình độ và kinh nghiệm chưa nhiều, trong khi thị trường bán lẻ đang tăng trưởng nóng. Với những lao động giản đơn như kế toán, nhân viên bán hàng tuy không khó tuyển dụng nhưng đa phần trình độ lại chưa cao, chưa có sự nhìn nhận đúng về công việc bán hàng. Chính vì thế các doanh nghiệp hiện nay, để đào tạo nhân viên họ cử đi học hoặc tự tổ chức các lớp tập huấn tại doanh nghiệp, đồng thời thuê các chuyên gia nước ngoài để nâng cao kiến thức quản lý marketing và bán hàng cho nhân viên.

Trước sức ép to lớn đối với nguồn nhân lực nói chung và nhân lực cấp cao cho thị trường bán lẻ nói riêng thì việc đào tạo nhân sự cho thị trường này hiện là nhu cầu rất lớn và vô cùng cấp bách.

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường bán lẻ Việt Nam

Theo báo cáo về “Phân tích thị trường lao động năm 2014 và dự báo nhu cầu nhân lực năm 2015 tại TPHCM” của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM thì nhu cầu nhân lực tại TPHCM năm 2015 là 265.000 chỗ làm việc trong đó ngành nghề “nhân viên kinh doanh - quản lý bán hàng - nhân sự” chiếm tỷ lệ 25,18%. Đây là ngành nghề chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm ngành kinh tế dịch vụ trên địa bàn TPHCM năm 2015 so với các ngành nghề còn lại như: Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng - Bảo hiểm (5,5%), Du lịch (5,5%), Dịch vụ tư vấn - Khoa học công nghệ (5,6%), Dịch vụ vận tải - Kho bãi - Cảng (4,5%), …

Quá trình hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với người lao động, với tiêu chí tuyển dụng cao hơn đòi hỏi người lao động phải có nhiều kỹ năng.Năm 2015 đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ sẽ hỗ trợ các kênh bán lẻ. Bên cạnh đó, nhân lực phục vụ trong thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay đánh giá là thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu khả năng sử dụng ngoại ngữ, chậm thay đổi tư duy với môi trường mới.Nhân viên bán hàng hiện đại có yêu cầu khá cao, họ không chỉ là người hướng dẫn, trả lời những thắc mắc của khách hàng mà còn phải biết đôi chút về nghiệp vụ kế toán để tính toán tiền hàng nhập vào, xuất ra trong ca làm việc. Ngoài ra, còn phải thuộc đặc điểm, ưu điểm của rất nhiều mặt hàng, để khi khách hàng có thắc mắc thì phải trả lời rành rọt. Là một nghề dịch vụ luôn phải tiếp xúc với khách hàng nên dù có mệt tới đâu cũng phải tiếp đón, vui cười với khách kể cả khi gặp những người khách khó tính. Có yêu cầu như vậy bởi họ trực tiếp quan hệ với khách hàng, tạo nên khách hàng quen thuộc, đối tượng góp trên 60% doanh thu của công ty.Trước tình hình trên, để tạo ra nguồn cung nhân lực đủ cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu của thị trường, cần chú trọng giải quyết các vấn đề sau:

1. Năng lực thực hành nghề chuyên môn: nâng cao năng lực thực hành nghề chuyên môn, trang bị hệ thống kỹ năng công việc vững chắc để nâng cao cơ hội có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, bằng cách xây dựng một chương trình học tập có thể giúp người học phát triển những năng lực có thể đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động.

2. Kỹ năng mềm, đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: ngành bán lẻ là ngành trực tiếp quan hệ với khách hàng, tạo nên mối liên hệ tốt với khách hàng và những người làm việc hiệu quả dễ thăng tiến không thể thiếu những kỹ năng mềm. Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do kiến thức chuyên môn, với 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Để thành công, người lao động phải trang bị cả 02 kỹ năng trên.

3. Năng lực ứng dụng tin học và sử dụng tốt 01 ngoại ngữ: việc quản lý bán hàng theo cách thông thường sẽ không mang lại sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, trái lại còn dễ dẫn đến việc thất thoát do không có công cụ kiểm soát. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bán lẻ có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp, cũng vì thế việc đào tạo công nghệ thông tin, nâng cao năng lực ứng dụng tin học và sử dụng tốt 01 ngoại ngữ là nhu cầu cấp thiết trong quá trình đào tạo.

4. Kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm lao động:trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và sản xuất công nghiệp hiện đại, tác phong công nghiệp của người lao động còn hạn chế, nên tính tự do, ý thức chấp hành kỷ luật lao động còn yếu. Cần đào tạo người lao động có ý thức chấp hành kỷ luật, nâng cao ý thức trách nhiệm, khả năng làm việc nhóm, làm việc trong môi trường đa văn hóa, vượt qua các rào cản về ngôn ngữ khi có yếu tố lao động nước ngoài.

5. Hiểu biết cụ thể về thị trường lao động: cơ sở đào tạo cần chủ động tiếp cận thị trường bán lẻ, tiếp cận các công ty có nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực bán lẻ để nắm bắt nhu cầu thị trường, điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp.

Thời gian vừa qua, Đào tạo nguồn nhân lực đã nhận được sự quan tâm của các bộ, ngành, Doanh nghiệp. Nhưng đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một chuyên ngành đào tạo chính quy nào dành cho ngành bán lẻ. Dù nhân lực bán lẻ là yếu tố quyết định đến tầm nhìn và kế hoạch dài hạn của Doanh nghiệp, nhưng xã hội vẫn chưa nhìn nhận đúng vai trò và ý nghĩa của việc đào tạo nguồn nhân lực bán hàng nói chung và dịch vụ bán lẻ nói riêng. Còn trên thực tế, hiện tồn tại khó khăn cho kế hoạch tuyển dụng nhân sự của các Doanh nghiệp bán lẻ chính là Tăng chi phí cho nguồn nhân lực thì giảm sức cạnh tranh, nhưng kém đầu tư thì khó tìm và giữ được nhân viên giỏi. Từ các góc độ nhìn nhận của xã hội, cả ở phía chính sách đãi ngộ đều cho thấy sự chưa phù hợp. Trong khi đó, thương mại là nghề rất vất vả, đòi hỏicả hai mặt sức khỏe và tinh thần. Chính vì lẽ đó, nguồn

nhân lực bán lẻ đang khó cả về số lượng và chất lượng.

Chính vì thế để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực cho ngành bán lẻ Việt Nam thiết nghĩ trong thời gian tới các doanh nghiệp bán lẻ VN, nhất là hiệp hội các nhà bán lẻ VN cần liên kết với nhau, quan tâm hơn nữa tới đào tạo nhân lực, bên cạnh đầu tư vốn, công nghệ. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cần quan tâm đào tạo nhân lực bán lẻ VN ở cả 3 cấp độ sơ – trung – cao, trong đó ưu tiên trước hết cho nhân lực cao cấp (giám đốc, chủ doanh nghiêp) về tầm nhìn năng lực “cấp quốc tế”.

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 145 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w