Giá trị văn hóa và tinh thần của nghề bán hàng

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 92 - 94)

II. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ BÁN HÀNG

5. Giá trị văn hóa và tinh thần của nghề bán hàng

Ngoài những điều như đã nói ở trên, nghề bán hàng thật sự là một nghề vinh quang, vì nó còn góp phần tạo nên quá trình tái sản xuất, giúp tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo phát triển sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Ngay cả khi sản phẩm hội đủ các giá trị lợi ích nhưng vẫn có thể rất khó tiêu thụ trên thị trường, nếu không có người bán hàng giỏi thực hiện. Người bán hàng giỏi có khả năng giúp cho khách hàng nhận ra được những điểm ưu việt của sản phẩm và biết cách giải quyết các vấn đề mà họ đang gặp bằng sản phẩm.

Bán hàng thật sự là một nghề hấp dẫn trong môi trường kinh tế năng động, nhiều thách thức, phản ánh tinh thần làm việc sáng tạo, tinh thần đồng đội và tính kỉ luật cao. Nghề bán hàng chính là cầu nối tinh thần để giúp cho những ai thích hòa nhập với thế giới đa màu sắc về phong cách, thái độ và ứng xử, thông qua đó có thể nâng cao giá trị sống của mình.

Tóm lại, để thành công, người bán hàng cần rèn luyện mình trở nên năng nổ, xốc vác và có một chút hiếu thắng - "Hiếu thắng" tích cực: không bao giờ chịu đầu hàng trước bất kỳ khó khăn nào. Hoài bão trong nghề bán hàng là một tiền đề hết sức quan trọng cho những ai khao khát đi vào cuộc sống kinh doanh. Người bán hàng cần đặt ra mục tiêu cao, luôn tìm mọi cách để đạt được mục tiêu đó và không bao giờ hài lòng với những thành tích đạt được. Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt là những tố chất không thể thiếu của một người bán hàng giỏi. Đặc biệt, trong kinh doanh sản phẩm vô hình như ngành dịch vụ, khi tạo dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng, nghĩa là đã đạt được 80% cơ hội thành công.

Nhiều người nghĩ rằng, bán hàng là nghề phải nói nhiều. Không hẳn như vậy! Điều quan trọng là những gì nói ra phải có giá trị giải pháp và tính thuyết phục cao. Người bán hàng không nên chỉ là một nhân viên kinh doanh thuần túy, vì họ cần có khả năng tư vấn cung cấp giải pháp xử lý các vấn đề sản phẩm cho khách hàng. Do đó, không những chỉ phải trau dồi hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của công ty, mà người bán hàng còn phải cập nhật kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội và cả nghệ thuật nữa.

Người bán hàng thường xuyên chịu áp lực về doanh số, áp lực từ khách hàng… Họ phải chứng tỏ được khả năng của mình thông qua doanh thu bán hàng đạt được. Vì vậy nghề bán hàng đòi hỏi phải có khả năng chịu đựng áp lực cao và tinh thần thép để vượt qua những thách thức đó, đồng thời cần linh hoạt, năng động và sáng tạo để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra những giải pháp thích hợp cho từng vấn đề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bản chất của nghề sales; Tài liệu trên mạng, 2015.

2. Nguyễn Thắng Vu, Nguyễn Trí Dũng và các tác giả khác; Nghề bán hàng; NXB Kim Đồng; 2010.

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w