CƠ HỘI CỦA NGHỀ BÁN HÀNG 1 Cơ hội có được việc làm

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 89 - 90)

1. Cơ hội có được việc làm

Như chúng ta đều biết, điều kiện kinh tế thị trường đang phát triển mạnh ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng, thêm vào đó chính phủ Việt nam còn chủ động tham gia vào nhiều định chế kinh tế và thương mại như WTO. AFTA, OPEC, TTP…đã mở ra những cơ hội lớn trong trao đổi thương mại giữa các nước không chỉ trong khu vực mà còn vượt qua hành lang Đông – Tây, lan tỏa đến tất cả các nước xa xôi nhất. Làm sao có thể cung cấp các loại hàng hóa đến tay tất cả các khách hàng có nhu cầu trên toàn thế giới? Đây là một thách thức nhưng lại là cơ hội lớn cho tất cả những ai có hoài bão

đang trên đường hành hương đến sự nghiệp bán hàng hiện đại. Vì bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất vẫn phải cần đến người bán hàng chuyển giao cho khách hàng, do vậy, trong thế giới hội nhập, khuôn khổ thị trường liên tục mở rộng và vươn xa, cũng vì thế mà lực lượng bán hàng ngày càng phải phát triển nhanh và mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu này.

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có một đội ngũ bán hàng và như chúng ta thường thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì vị trí tuyển dụng nghề bán hàng thường rất được ưu tiên và có số lượng lớn. Theo nguồn dữ liệu từ các đơn vị tuyển dụng, thì lực lượng đội ngũ bán hàng hội đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho các doanh nghiệp chỉ đáp ứng được từ 30 đến 40% nhu cầu hiện nay.

2. Cơ hội được giao tiếp với nhiều phong cách khách hàng

Tuy phải đối mặt với nhiều áp lực từ doanh thu bán hàng và nhiều vấn đến liên quan đến hậu mãi, nhưng công việc bán hàng không bao giờ nhàm chán. Sự cảm nhận thi vị của bán hàng trong mối giao tiếp với sự đa dạng về thành

phần, tính cách, dân tộc, văn hóa…. kể cả chia sẻ niềm tin cũng đủ làm say mê người bán hàng hòa mình vào niềm vui bất tận với cộng đồng khách hàng, luôn đầy ắp những điều mới lạ.

3. Cơ hội thăng tiến cao

Không khó khăn gì có thể nhận biết ngay được rằng, hầu hết các doanh nhân thành đạt đều bắt đầu từ công việc bán hàng. Ngay cả khi họ đang ở vị trí cấp cao trong doanh nghiệp, thì công việc đặc biệt được họ quan tâm vẫn là doanh số bán hàng. Có thể nói một CEO thành công, trước hết phải là người bán hàng giỏi. Chẳng hạn, như Steve Job – người sáng lập ra Apple, ông không chỉ là thiên tài công nghệ mà còn là người bán hàng siêu đẳng. Điều này được thể hiện ngay sau khi chế tạo thành công bảng vi mạch điện tử máy tính, thì ông là người đầu tiên mang đi rao bán. Chính những mẻ hàng nhỏ lẻ bán được ban đầu đã đặt nền móng cho ông thành lập công ty - một thương hiệu nổi tiếng Apple sau này.

Người bán hàng là người biết rõ nhất về điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm cũng như của doanh nghiệp trong đánh giá của khách hàng. Do vậy, những đề xuất của họ về cải tiến sản phẩm hay các ý tưởng đóng góp vào chiến lược sản phẩm hay chiến lược kinh doanh, thường rất thực tế và xác đáng. Những ý kiến của họ là những đóng góp có ý nghĩa thiết thực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, những người bán hàng giỏi có quan hệ xã hội rộng và thường chiếm được cảm tình tốt của nhiều khách hàng. Thông qua đó, họ có thể tạo lập được những mối quan hệ khách hàng tin cậy và nâng tầm nhãn quan nhận biết sở thích tiêu dùng của họ. Đó cũng là những yếu tố quan trọng trong quá trình tạo lập sự nghiệp từ bán hàng để trở thành CEO thành công.

4. Cơ hội trong sự phát triển của thương mại điện tử

Cơ hội việc làm rất lớn khi thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh và có tính phổ quát nhờ vào công nghệ thông tin – mạng Internet. Người bán hàng nhiều khi không cần giao tiếp trực tiếp để bán hàng. Mọi chi phí bán hàng qua mạng đều rẻ, ít tốn công sức và chi phí quảng cáo. Các loại sản phẩm đều được mô tả bằng hình ảnh đẹp, các tính năng kỹ thuật và ứng dụng của sản phẩm được chỉ dẫn chi tiết, các thông tin cải tiến sản phẩm được cập nhật lên mạng nhanh chóng và rộng rãi, làm cho công tác bán hàng trở nên hiệu quả và gia tăng vị thế xã hội.

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 89 - 90)