I. Đặt vấn đề
2. Tổng quan về đánh giá của các doanh nghiệp đối với sinh viên ra trường:
ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC TỪ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
ThS. Lê Thị Thanh Trang
1. Đặt vấn đề
Bài toán rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hiện luôn là đề tài rất nan giải cho các nhà báo giới, nhà khoa học, nhà trường, và nhà tuyển dụng. Ngày nay, xu hướng hội nhập đòi hỏi người sinh viên sau khi tốt nghiệp phải tự trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, kỹ năng, đạo đức, tác phong chuyên nghiệp trước nhà tuyển dụng. Để giúp các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quan về một số yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng như trang bị cho các bạn một số kiến thức chủ yếu cần chuẩn bị trước khi rời ghế môi trường đại học để chuyển sang chiếc ghế của môi trường doanh nghiệp. Đó là lý do của bài viết.
2. Tổng quan về đánh giá của các doanh nghiệp đối với sinh viên ratrường: trường:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh theo đuổi mục tiêu lợi nhuận đều phải chuẩn bị rất nhiều nguồn lực khác nhau như: Vốn, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, nguồn lực con người. Trong đó nguồn lực con người là yếu tố quyết định nhất đối với sự thành bại của doanh nghiệp, vì thế việc tuyển dụng được đội ngũ nhân sự có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thành thạo đang là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm rất lớn.
Hiện nay sinh viên mới ra trường ngoài một số lực lượng đáp ứng được ngay nhu cầu của các nhà tuyển dụng nhưng đa phần chưa đạt yêu cầu như các doanh nghiệp mong muốn, có thể điển hình qua một số vấn đề cụ thể sau:
Thứ nhất là chưa nắm vững kiến thức chuyên môn.
Đa số các bạn sinh viên chưa nắm vững kiến thức khi học ở trường, nghĩa là các bạn chưa xây dựng cho mình mục tiêu sau khi học xong đại học, các bạn thường thiếu linh hoạt và nhạy bén trong vấn đề vận dụng kiến thức để xử lý tình huống thực tế, kết quả thường sẽ bị “out” (đánh rớt) trong quá trình phỏng vấn. Ví dụ một sinh viên ngành Quản trị bán hàng phải nắm vững kiến thức về bán hàng và các kỹ thuật bán hàng nhưng lúc phỏng vấn yêu cầu bán mặt hàng công nghiệp, khó bán, đối tượng khách hàng là tổ chức vậy làm sao thuyết phục khách hàng mua hàng thì đa phần các bạn chưa đưa ra các giải pháp thuyết phục được khách hàng. Thông qua quá trình phỏng vấn cũng nhận định rằng do các bạn chưa nắm vững kiến thức chuyên môn như đặc điểm, hành vi mua hàng của khách hàng tổ chức, quy trình mua hàng của khách hàng tổ chức, cũng như những người tham gia quyết định trong quá trình mua hàng của khách hàng tổ
chức… từ đó chúng ta mới đưa ra các giải quyết phù hợp được.
Thứ hai, thiếu sự thành thạo trong việc sử dụng trong sử dụng kỹ năng mềm.
Theo quy định chuẩn đầu ra các ngành đào tạo chương trình đại học nói chung yêu cầu sinh viên khi xét tốt nghiệp phải có đủ các giấy chứng nhận tham dự các khóa huấn luyện kỹ năng mềm như sau:
- Kỹ năng thuyết trình hiệu quả;
- Kỹ năng tư duy hiệu quả và sáng tạo; - Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định; - Kỹ năng giao tiếp và ứng xử trong kinh doanh; - Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian; - Kỹ năng làm việc tập thể và tinh thần đồng đội.
Có thể thấy rằng nếu thực hiện phép so sánh sinh viên ngày nay với sinh viên 10, 20 năm trước đó rõ ràn tiêu chuẩn về những kiến thức và kỹ năng thì đúng là các bạn hiện nay hơn hẳn thế hệ trước. Tuy nhiên, thực tế đa phần có tâm lý học những kỹ năng mềm để đủ điều kiện ra trường chứ chưa chú trọng đến việc sử dụng thành thạo để phục vụ công tác đi làm sau này, hay chưa thấy được tầm quan trọng của chúng đối với công việc. Ví dụ điển hình, một sinh viên dù có bằng tốt nghiệp đạt loại giỏi, xuất sắc đi chăng nữa, hay có những công trình nghiên cứu khoa học được đánh giá cao đến mấy đi nữa nhưng không có khả năng “trình bày” một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác, cũng nhưng cách trình bày của bạn chưa thuyết phục người nghe thì sẽ không được các doanh nghiệp đánh giá cao.
Hay một ví dụ khác nữa là ngày nay môi trường làm việc của các doanh nghiệp là môi trường tương tác lẫn nhau, do đó đòi hỏi người nhân viên phải có tinh thần đồng đội rất cao, và người nhân viên phải luôn nhớ quy tắc “sự cộng hưởng sức mạnh đội nhóm bao giờ cũng tạo ra một sức mạnh lớn hơn và hiệu quả hơn cá nhân”.
Thứ ba chưa thành thạo trong sử dụng ngoại ngữ và tin học.
Ngày nay xu hướng hội nhập đã rất phổ biến, tất yếu dòng chảy đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam càng lớn, ngược lại các doanh nghiệp Việt Nam cũng có mối quan hệ giao thương sâu rộng với các doanh nghiệp nước ngoài, vì thế nguồn lực nhân sự của doanh nghiệp đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu công việc. Đa số doanh nghiệp lấy ngôn ngữ tiếng Anh và tin học văn phòng làm căn cứ để chọn lựa ứng viên. Tuy nhiên thực trạng các bạn sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu điệu kiện này trong quá trình phỏng vấn nghĩa là các bạn chưa sử dụng một các thành thạo và lưu lót tiếng anh, thậm chí nhút nhát, ngại giao tiếp và như thế là mất điểm ngay trước nhà tuyển dụng.
Thứ tư là sinh viên chưa trang bị tác phong chuyên nghiệp
Một vấn đề nữa các doanh nghiệp hay phản ảnh là các sinh viên chưa trang bị những kỹ năng trong phỏng vấn, chẳng hạn như chưa tìm hiểu về doanh nghiệp tuyển dụng, vị trí tuyển dụng, trang phục, dung mạo bên ngoài chưa chỉnh chu đúng đắn, cụ thể các bạn có thể mặc quần Jean, áo ngắn tay, mang dép… đi phỏng vấn. Và những điều này trong rất phản cảm.