II. CHU TRÌNH NHẬN THỨC – HÀNH ĐỘNG – KẾT QUẢ ROLEs
PROJECT (LÀM DỰ ÁN)
(LÀM DỰ ÁN)
Hình 3. Chu trình nhận thức – hành động – kết quả
Theo T. Harv Eker: Suy nghĩ sinh ra cảm xúc, cảm xúc đưa đến hành động, hành động tạo ra kết quả. Trong nhận thức của mỗi người, ta phải xác định cho được điều gì là quan trọng nhất đối với bản thân? Có người nghĩ rằng đó là sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt… có nghĩa là được sống khoẻ mạnh cùng gia đình, hạnh phúc bên vợ con cha mẹ trong cuộc sống sung túc về tiền bạc, thậm chí là tự do tài chính. Theo sách Dạy con làm giàu của tác giả Robert T. Kiyosaki & Sharon L. Lechter, sự giàu có được định nghĩa như là: “Số ngày bạn có thể sinh hoạt mà không cần đòi hỏi sự làm việc của bạn (hay của người nhà bạn) trong khi bạn vẫn có thể duy trì mức sống như bình thường”. Chẳng hạn, nếu chi phí sinh hoạt hàng tháng của bạn là 10 triệu đồng, và nếu bạn có một khoản tiết kiệm 30 triệu đồng, sự giàu có của bạn xấp xỉ cỡ 3 tháng hay 90 ngày sinh hoạt. Sự giàu có được đo bằng thời gian chứ không phải bằng tiền bạc. Như vậy, như theo định nghĩa sự giàu có này thì tự do tài chính chính là số ngày vô tận mà bạn có thể sinh hoạt bình thường khi bạn không đi làm.
Bạn hãy liệt kê ra những điều cụ thể gì bạn muốn đạt được trong tương lai. Tầm nhìn (VISION) của bạn càng rộng và chính xác thì càng có cơ hội đạt được mục tiêu đã đặt ra. Mỗi người chúng ta đều luôn có những vai trò khác nhau trong từng hoàn cảnh khác nhau: đến cơ quan bạn là nhân viên/ là sếp, về nhà bạn là người chồng, người cha, về quê thăm cha mẹ thì bạn là người con, vô trường đi học bạn là sinh viên…Ta phải làm tốt vai trò của mình: phải biết định vị, định hướng và điều khiển bản thân để thực hiện tốt mỗi vai trò của mình
trong từng hoàn cảnh tương ứng.
Dựa vào TẦM NHÌN trong nhận thức của bạn, bạn đưa ra những mục tiêu chính xác được lượng hoá rõ ràng trong hạn định thời gian và nguồn lực để đạt được mục tiêu bạn ấn định và định ra cách thức để thực hiện mục tiêu bằng việc lập kế hoạch (PLAN) rõ ràng. Kế hoạch này được thực thi thông qua các dự án (PROJECT) cụ thể với những danh sách những việc cần làm (ACTION LIST) theo kế hoạch cho từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng năm bằng những nhiệm vụ tác nghiệp cụ thể (TASK) và lưu ý là bạn phải thường xuyên NOTE lại (ghi chú lại) để theo dõi việc thực hiện có đúng như hoạch định không. Cuối cùng việc kiểm tra kết quả phải được báo cáo (REPORT) thường xuyên một cách rõ ràng, minh bạch để theo dõi và đối chiếu kết quả thực hiện được so với mục tiêu được đưa ra. Điều cần lưu ý là ngoài kết quả có thể thấy được bằng những con số tài chính hay những sản phẩm, dịch vụ có được như mục tiêu bạn muốn, bạn cần phải quan tâm đến cảm nhận của bạn ra sao (chẳng hạn như bầu không khí tổ chức: sự hài lòng, đồng thuận của cấp dưới,…) lúc đạt được những giá trị bạn muốn để nhìn nhận lại và rút ra những kinh nghiệm cho kế hoạch tiếp theo của chu trình nhận thức – hành động – kết quả này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. T. Harv Eker, Bí mật tư duy triệu phú (MMI), NXB Trẻ.
2. Robert T. Kiyosaki & Sharon L. Lechter, Dạy con làm giàu, NXB Trẻ.