Sự khác biệt giữa bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đạ

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 28 - 30)

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, bán lẻ trực tuyến đang được sử dụng rộng rãi bên cạnh hình thức bán lẻ truyền thống vẫn còn phổ biến.Vậy, sự khác biệt giữa hai hình thức bán lẻ này là như thế nào? Loại bỏ một trong hai hay kết hợp cả bán lẻ trực tuyến và bán lẻ truyền thống để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Trong vài năm vừa qua, Thương mại điện tử Việt Nam (TMĐT VN) đã có những phát triển vượt bậc. Từ chỗ khách hàng chỉ coi internet là nơi để tham khảo thông tin trước khi đến tận cửa hàng để mua, thì nay họ đã có thể đặt mua từ nhà/văn phòng, và được nhận hàng tận nơi.Tuy nhiên bán lẻ trực tuyến có những đặc tính khác biệt rất lớn so với bán lẻ truyền thống. Thông thường tại các cửa hàng truyển thống, đơn hàng được xử lý ngay tại cửa hàng, nghĩa là tất cả hoạt động từ lúc khách hàng đặt mua đến lúc thanh toán tiền và xuất hàng đều diễn ra cùng lúc tại cửa hàng. Vì đặc tính “offline” tại chỗ như vậy nên cửa hàng truyền thống muốn mở rộng kinh doanh hẳn nhiên phải mở thêm cửa hàng mới, thêm nhân viên bán hàng, thiết lập quy trình bán hàng tại chỗ… Ưu điểm của hình thức này là người thật việc thật, kiểm soát được dịch vụ.

Điểm khác biệt là ở đây. Trong bán lẻ trực tuyến, đơn hàng không xử lý ngay tại thời điểm khách đặt mua. Từ lúc khách đặt mua đến lúc khách nhận

hàng là tách biệt nhau hoàn toàn, cả về thời gian lẫn không gian. Tất yếu cần bộ phận xử lý những đơn hàng đấy, giải quyết việc biến hành động đặt mua trở thành giao dịch thành công (khách nhận được hàng). Bộ phận này gọi là hậu cần thương mại điện tử.

Mặt khác, với sự phát triển mạnh của quảng cáo trực tuyến, việc một cửa hàng online mở rộng kinh doanh (tăng đơn hàng) không mất quá nhiều công sức lẫn thời gian như cửa hàng truyền thống. Đơn giản họ chỉ cần thêm ngân sách quảng cáo (thậm chí với mạng xã hội còn được lan truyền miễn phí một cách không lường trước) là đơn hàng đã đổ về gần như ngay lập tức.

Rõ là bán lẻ trực tuyến có ưu thế về việc mở rộng quy mô, nhanh hơn bán lẻ truyền thống rất nhiều. Tuy nhiên ưu thế này lại là thảm họa nếu không xử lý được đơn hàng ở quy mô đấy. Nếu số lượng đơn hàng chỉ là hàng chục, hàng trăm thì bạn chỉ cần vài ba nhân sự cùng bảng tính excel. Tuy nhiên nếu con số là hàng ngàn, hàng vạn thì bài toán không chỉ đơn giản là thêm người. Đó cũng là lý do tại sao các chủ cửa hàng cần hệ thống phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ công tác phục vụ bán hàng nhanh chóng bằng mã vạch, kiểm soát doanh thu, chi phí, theo dõi các mặt hàng bán chạy, bán chậm, theo dõi hàng tồn kho chính xác, PR tên tuổi cửa hàng thông qua tiêu đề trên hóa đơn bán lẻ in cho khách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Văn Cấp, Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia. 2. Ngân hàng thế giới, Sổ tay về Phát triển, Thương mại và WTO,

NXB Chính trị quốc gia.

3. Nguyễn Văn Thường và Nguyễn Kế Tuấn, Kinh tế Việt Nam năm 2006: Chất lượng tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2007.

4. Phan Thế Ruệ, Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2011 và dự báo năm 2012.

5. Tô Xuân Dân, Chính sách kinh tế đối ngoại, NXB Lao động. 6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc

gia Hà Nội, năm 2006.

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 28 - 30)