Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 51 - 53)

Một là, phát triển đồng bộ hệ thống thị trường ở khu vực nông thôn, trong đó lấy phát triển thị trường hàng hóa là trọng tâm, làm cơ sở để phát triển các thị trường khác.

Đây là kinh nghiệm có giá trị cả về lý luận và thực tiễn đối với phát triển thị trường nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong phát triển thị trường ở khu vực nông thôn cần tập trung trước hết vào vấn đề thị trường hóa các sản phẩm và xây dựng các thị trấn là “điểm nóng” tiêu dùng ở khu vực nông thôn.

Hai là, tăng cường đầu tư cho khu vực nông thôn.

Đảng, Nhà nước đã thực hiện nhiều chủ trường, đường lối về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển nông thôn đã được triển khai như: phát triển giao thông nông thôn; kiên cố hóa kênh mương nội đồng; chương trình tuyển chọn cán bộ trẻ về làm chủ tịch xã ở 61 huyện nghèo; chương trình xây dựng nông thôn mới... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn hạn chế và chưa tương xứng với yêu cầu

phát triển. Do đó, trong thời gian tới, Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư phát triển nhân lực và vật lực, đặc biệt là đẩy mạnh cải cách, đổi mới tư duy và nhận thức của các cấp quản lý dân nhằm tạo ra động lực mới cho phát triển thị trường ở khu vực nông thôn.

Ba là, tổ chức tốt kênh tiêu thụ, tăng cường mối quan hệ giữa thị trường nông thôn và thị trường đô thị.

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, trong thời gian tới, Nhà nước cần xây dựng kênh phân phối kết nối một loạt thành phố - làng xã. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thể chế HTX, thiết lập liên hợp nông công thương, thực thi sản xuất, cung cấp, tiêu thụ, phục vụ theo chuỗi.

Bốn là, phát triển hoạt động bán lẻ ở khu vực nông thôn thông qua chính sách kích cầu trực tiếp cho người tiêu dùng nông thôn.

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, chính sách kích cầu của chính phủ được thực hiện trực tiếp đến người dân nông thôn theo hình thức hỗ trợ 13% mức giá bán cho người mua và được thanh toán lại sau khi trình phiếu mua hàng với cơ quan tài chính địa phương. Chính sách kích cầu của Trung Quốc không chỉ đảm bảo cho người dân nông thôn được hưởng lợi trực tiếp, mà còn kích thích mạnh mẽ các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, gia tăng doanh số bán hàng và mạng lưới bán hàng ở khu vực nông thôn.

Năm là, xây dựng qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại hài hòa cả ở khu vực thành thị và nông thôn

Lời kết: Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, qui hoạch thường phải

chú trọng đến: môi trường; đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các loại hình bán lẻ hiện đại và truyền thống, giữa các loại qui mô của loại hình siêu thị; đảm bảo quyền lợi của người mua; đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các địa phương, giữa các vùng nội thị và vùng ngoại thành; bảo tồn sự phát triển kinh tế nông thôn...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Phạm Hồng Tú, 2011, Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn, Tạp chí Con số và sự kiện, số tháng 11/2011.

2.Phạm Thái Quốc (2001), Trung Quốc quá trình công nghiệp hóa trong 20 năm cuối thế kỷ XX, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN LỢI: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨCTRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w