Những cơ sở phát triển thị trường bán lẻ

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 45 - 46)

Thứ nhất, thị trường Việt Nam khá lớn, với 90 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, khoảng 65% trong độ tuổi lao động, trên 55% dân số dưới 45 tuổi, hơn nửa dân số có độ tuổi dưới 30, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Dự báo dân số tương ứng năm 2020 là 95 triệu (70 triệu dân thành thị), người thành thị luôn dẫn đầu về tiêu dùng hàng Hi-tech. Và tính toán của các chuyên gia ngành hàng bán lẻ, trung bình cứ 100.000 dân thì cần có 1 đại siêu thị, 1 trung tâm thương mại; cứ 10.000 dân thì cần 1 siêu thị cỡ trung bình; còn 1.000 dân thì cần 1-3 cửa hàng tiện lợi. So với tình hình thực tế phân bố dân cư ở Việt Nam thì mạng lưới bán lẻ vẫn còn thưa thớt. Đó cũng chính là khoảng trống để các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mở rộng thị phần. Cùng với nhiều lợi thế khác về nguồn hàng, sự am hiểu văn hóa tiêu dùng…để doanh nghiệp bán lẻ trong nước có cơ hội phát triển.

Nhận định về các doanh nghiệp bán lẻ trong nước thì chỉ có một số đơn vị có phương thức kinh doanh và phân phối tương đối chuyên nghiệp như: Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) với hơn 40 doanh nghiệp trực thuộc, Tổng công ty thương mại Hà Nội, chuỗi siêu thị Citimax, Fivimart, hệ thống Maxi Mart, CoopMart...Thực tế cho thấy các đơn vị bán lẻ trong nước còn chưa nhiều, lại thiếu tính chuyên nghiệp và vốn ít; hệ thống hậu cần như kho bãi, xe chuyên dùng, nguồn hàng rời rạc, thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn; hạ tầng giao thông kém... Hầu hết các nhà phân phối bán lẻ ở quy mô nhỏ, yếu về năng lực, hạn chế về mặt hàng phục vụ, nguồn nhân lực chưa được đào tạo cơ bản...Vì thế, việc mở cửa thị trường bán lẻ theo cam kết cho các doanh nghiệp nước ngoài với trình độ văn minh thương mại cao là một thách thức lớn để tồn tại, phát triển doanh nghiệp bán lẻ trong nước.

Thứ hai, hiện có nhiều doanh nghiệp trong nước có nhu cầu đẩy mạnh phát triển thị phần khu vực nông thôn. Hoạt động kinh doanh ở thành thị vốn luôn là chiến lược phát triển chính của các doanh nghiệp, tuy nhiên trong bối cảnh các nhà bán lẻ trong nước gặp nhiều cạnh tranh cũng như dần bão hòa ở thị trường này thì việc đầu tư phát triển tại nông thôn sẽ là phương án thích hợp. Hiện, các doanh nghiệp kể trên đang mở rộng hệ thống kênh phân phối về nông thôn, với mạng lưới hàng chục siêu thị, hàng trăm cửa hàng trên toàn quốc. Theo kết quả khảo sát về thị trường khu vực nông thôn Việt Nam của Kantar Worldpanel (một công ty đa quốc gia chuyên tư vấn-nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới) công bố hồi tháng 11/2014 cho thấy: nông thôn hiện chiếm 68% dân số và đóng góp 60% tổng thu nhập quốc nội, với trình độ dân trí ngày càng

được nâng cao. Về dài hạn, thu nhập và mức sống nông thôn đang tiếp tục được nâng lên. Nhờ đó, các trang thiết bị cơ bản cũng đã có mặt ở phần lớn các hộ gia đình. Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cũng nhận định đây là thị trường tiềm năng rộng lớn, song để cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nước ngoài, không chỉ cần mở rộng thị trường kinh doanh là đủ, các nhà bán lẻ trong nước cần phải đảm bảo trước hết về mặt chất lượng, giành được lòng tin của người tiêu dùng.

Thứ ba, nếu cứ giữ quan điểm sản xuất hàng hóa để tiêu thụ nội địa thì khó cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài do mẫu mã, thông tin sản phẩm không thu hút người tiêu dùng. Theo thế giới xu hướng về thị trường bán lẻ có 4 yếu tố tác động và Việt Nam cũng không nằm ngoài vấn đề này. Trong đó, yếu tố kinh tế toàn cầu về mua sắm, có nghĩa các nhà bán lẻ nước ngoài đầu tư sẽ đem đến những công nghệ mới trong thị trường bán lẻ, các hàng hóa này đã đạt chuẩn ở thị trường mặc định rồi. Do vậy, người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn, sử dụng được nhiều hàng hóa tốt. Ngoài ra, việc gia nhập của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tạo sự kích thích nhà sản xuất trong nước thay đổi phương thức sản xuất, phân phối, dịch vụ... để cạnh tranh, phát triển với sự tham gia của nhiều đối thủ có mặt.

Thứ tư, Bên cạnh nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm chất lượng cao, an toàn, cũng sẽ tương ứng mức thu nhập tăng hơn và sự phát triển của các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ... sẽ vẫn tiếp tục gia tăng, phát triển … thì nền kinh tế với hơn 90 triệu người cho thấy triển vọng đối với ngành bán lẻ tại Việt Nam sẽ đầy tiềm năng, cơ hội nhưng cũng chứa đựng không ít khó khăn, thử thách.

4. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước trong xu thế hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 45 - 46)