Kinh nghiệm của một số tập đoàn bán lẻ trong nước

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 132 - 133)

II. CHU TRÌNH NHẬN THỨC – HÀNH ĐỘNG – KẾT QUẢ ROLEs

2. Kinh nghiệm của một số tập đoàn bán lẻ trong nước

Kinh nghiệm của Co.opmart: (1) phát triển quan hệ tốt với các cơ quan Nhà nước: tranh thủ được các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước trong việc thực hiện chủ trương bình ổn giá thị trường và cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’";có điều kiện sử dụng kênh truyền thông của Nhà nước trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu Co.opmart trước các thương hiệu khác. (2) chiến lược lựa chọn mô hình phát triển chuỗi Co.opmart đi trước các hệ thống siêu thị khác, nhờ đó nhanh chóng gia tăng được thị phần và phủ rộng tầm ảnh hưởng của Co.opmart trên phạm vi cả nước; (3) Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà. (4) liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhà sản xuất và nhà nhập khẩu để mua hàng tận gốc. (5) thực hiện chuyên môn hóa các chức năng kinh doanh theo các lĩnh vực hoạt động.

đi đầu trong việc phát triển dịch vụ bán hàng mới, thích hợp với xu thế hiện đại bằng cách liên tục tạo ra những giá trị vượt trội cho khách hàng: môi trường mua sắm rộng rãi, thoáng mát, phong cách lịch sự; nước uống và giữ xe miễn phí; liên tục thiết kế những chương trình hỗ trợ giá, tặng quà giá trị cao cho khách mua hàng; bố trí đông đảo nhân viên phục vụ khách hàng tận tình với chất lượng dịch vụ cao; cộng với dịch vụ giao hàng tận nơi, vận chuyển, lắp đặt miễn phí chỉ sau 2 - 3 giờ kể từ khi khách gọi điện thoại đặt mua hàng, đổi sản phẩm khác trong vòng năm ngày kể từ ngày giao hàng. (2) đầu tư vào bộ phận nghiên cứu thị trường để nắm bắt chính xác xu hướng phát triển của ngành và nhu cầu của thị trường, cập nhật liên tục những kiến thức công nghệ và phong cách bán hàng hiện đại. (3) ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược dài hạn với các đối tác trong nhiều lĩnh vực: cung cấp hàng hóa, tài chính-ngân hàng, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và truyền thông: hợp tác với Eximbank để mở rộng điều kiện mua hàng cho khách hàng với nhiều hình thức trả góp, trả chậm; hợp tác Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) để hỗ trợ kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho hệ thống trung tâm bán lẻ; hợp tác với Đài Truyền hình TP.HCM để quảng bá, phát triển thương hiệu, chuyển tải những thông điệp cần thiết của nhà bán lẻ về sản phẩm, công nghệ, dịch vụ để nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng;…

Kinh nghiệm của hệ thống Metro: (1) liên kết, hợp tác với các nhà sản xuất, nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất hàng ổn định cả về số lượng, chất lượng và giá cả. (2) đưa ra nhãn hàng riêng, nhiều nhất và liên tục giới thiệu đến người tiêu dùng ở nhiều ngành hàng khác nhau, từ thực phẩm, hóa mỹ phẩm đến đồ dùng nhà bếp, văn phòng hay hàng may mặc. Metro có 6 nhãn hàng riêng là Aro (nhãn hàng thiết yếu giá rẻ với khoảng 500 mặt hàng thực phẩm và 200 mặt hàng phi thực phẩm), Fine food (nhãn hàng chuyên về thực phẩm), Fine dreaming (nhãn hàng phi thực phẩm, đồ dùng gia đình như khăn giấy, hóa mỹ phẩm), Horeca (nhãn hàng dành cho bếp ăn bao gồm thực phẩm và phi thực phẩm), H-Line (nhãn hàng dành cho nhà hàng, khách sạn với các sản phẩm như kem, cà phê, sữa tắm, khăn tắm...) và Sigma (nhãn hàng thiết bị văn phòng). (3) có chế độ quản lý và chăm sóc khách hàng đến từng người.

Kinh nghiệm của hệ thống siêu thị Thế giới di động: (1) nâng cao năng lực ứng dụng các công nghệ thương mại điện tử. (2) đầu tư vào việc xây dựng website nhằm đẩy mạnh xây dựng và quảng bá thương hiệu.

3. Một số bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 132 - 133)