7. Bố cục của luận án
1.1.3 Đo lường tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao
1.1.3.1 Đo lường tiềm năng xuất khẩu bằng các chỉ số
a) Chỉ số bổ sung thương mại (Trade Complementarity)
Chỉ số bổ sung thương mại được dùng để đo lường tiềm năng thương mại giữa hai quốc gia. Nó thể hiện mức độ phù hợp giữa cơ cấu xuất khẩu của một nước và cơ cấu nhập khẩu của nước đối tác. Do đó, luận án sử dụng chỉ số bổ sung thương mại để đánh giá tiềm năng của từng thị trường xuất khẩu đối với hàng công nghệ cao của Việt Nam. Chỉ số bổ sung thương mại được xác định theo công thức sau:
TCij = 100*[(1 - sum (|mki - xkj|/2)]
Trong đó, xkj là tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá k của nước j; mki là tỷ trọng nhập
khẩu hàng hoá k của nước i. Chỉ số nhận giá trị 0 khi không có hàng hoá nào được xuất khẩu bởi nước i và nhập khẩu bởi nước j và nhận giá trị 100 khi cơ cấu xuất và nhập khẩu của hai nước hoàn hoàn toàn phù hợp với nhau.
b) Chỉ số biên độ xuất khẩu (Export margin)
Chỉ số biên độ xuất khẩu được Theo Amiti và Freund đề xuất năm 2007 để phân tích tăng trưởng xuất khẩu. Về cơ bản, tiềm năng xuất khẩu chính là khả năng tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai. Do đó, luận án sử dụng chỉ số này để đánh giá tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam.
Theo Amiti và Freund (2007), tăng trưởng xuất khẩu của một quốc gia theo thời gian gồm ba thành phần: (i) Tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm được xuất khẩu trong cả năm cơ sở và năm cuối (sản phẩm hiện tại hay sản phẩm truyền thống) và được gọi là biên độ tập trung; (ii) Tăng trưởng âm do các sản phẩm được xuất khẩu trong năm cơ sở nhưng không được xuất khẩu trong năm cuối cùng (các sản phẩm biến mất); (iii) Tăng trưởng xuất khẩu do các sản phẩm mới được xuất khẩu. Biên độ mở rộng được tính bằng thành phần (iii) trừ đi thành phần (ii). Tăng trưởng xuất khẩu được tính theo công thức sau:
∑ 𝐸𝑘 𝑘,𝑡 − ∑ 𝐸𝑘 𝑘,0 ∑ 𝐸𝑘 𝑘,0 = ∑𝑘𝜖𝐼𝐸𝑘,𝑡 − ∑𝑘𝜖𝐼𝐸𝑘,0 ∑ 𝐸𝑘 𝑘,0 + ( ∑𝑘𝜖𝐼 𝐸𝑘,𝑡 𝑡𝑁 ∑ 𝐸𝑘 𝑘,0 − ∑𝑘𝜖𝐼 𝐸𝑘,0 0𝐷 ∑ 𝐸𝑘 𝑘,0 ) Biên độ tập trung Biên độ mở rộng
Trong đó, I là tập hợp hàng hoá được xuất khẩu trong cả năm t và năm cơ sở;
ItN là tập hợp hàng hoá được xuất khẩu trong năm t nhưng không được xuất khẩu
trong năm cơ sở; 𝐼0𝐷 là tập hợp hàng hoá được xuất khẩu trong năm cơ sở nhưng
không được xuất khẩu trong năm t; Ek,t và Ek,0 lần lượt là giá trị xuất khẩu của hàng
hoá k trong năm t và năm cơ sở.
c) Chỉ số lợi thế so sánh hiển thị (Revealed Comparative Advantage index - RCA)
Chỉ số lợi thế so sánh hiển thị được Balassa giới thiệu vào năm 1965 để đo lường lợi thế so sánh của một hàng hoá xuất khẩu, qua đó phản ánh vị thế của một quốc gia về xuất khẩu mặt hàng đó. Luận án sử dụng chỉ số này đánh giá lợi thế so sánh của hàng công nghệ cao, cũng như vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu mặt hàng này. Công thức tính chỉ số RCA như sau:
RCA = (Xik/Xi)/(Xwk/Xw)
Trong đó, RCAik là lợi thế so sánh biểu hiện của nước i đối với mặt hàng k; Xik
là giá trị xuất khẩu mặt hàng k của nước i; Xi là tổng giá trị xuất khẩu của nước i; Xwk
là tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng k của thế giới; Xw là tổng giá trị xuất khẩu của thế
giới. Nước i sẽ có lợi thế so sánh trong xuất khẩu mặt hàng k nếu chỉ số RCA >1; lợi thế so sánh càng lớn nếu chỉ số RCA này càng lớn. Ngược lại, nước i không có lợi thế so sánh đối với sản xuất và xuất khẩu mặt hàng k khi chỉ số RCA <1. Theo Hinloopen và Marrewijk (2001), giá trị của chỉ số RCA tương đương với các mức ý nghĩa về lợi thế so sánh của mặt hàng như sau:
- 0 < RCA ≤ 1: Mặt hàng không có lợi thế so sánh - 1 < RCA ≤ 2: Mặt hàng có lợi thế so sánh ở mức thấp - 2 < RCA ≤ 4: Mặt hàng có lợi thế so sánh ở mức trung bình - RCA > 4: Mặt hàng có lợi thế so sánh ở mức cao
d) Chỉ số thành phần thay đổi (Shift- share analysis)
Chỉ số thành phần thay đổi được Wilson và cộng sự (2002) áp dụng để phân tích sự khác biệt giữa các quốc gia về tốc độ tăng trưởng việc làm và năng suất lao động. Khi được ứng dụng trong nghiên cứu về tăng trưởng xuất khẩu, phân tích thành phần thay đổi so sánh sự thay đổi xuất khẩu của một quốc gia với sự thay đổi xuất khẩu của nhóm quốc gia tham chiếu được lựa chọn. Sự khác biệt (Net shift) có giá trị dương cho thấy quốc gia có tiến bộ về vị thế cạnh tranh trong xuất khẩu so với nhóm nước tham chiếu. Ngược lại, sự khác biệt có giá trị âm chứng tỏ quốc gia đó đang bị thụt lùi về vị thế cạnh tranh so với nhóm nước tham chiếu. Luận án sử dụng chỉ số này để đánh giá vị thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam so với nhóm nước tham chiếu được chọn là những nước xuất khẩu hàng công nghệ cao hàng đầu thế giới, đồng thời có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ở mức cao liên tục trong giai đoạn nghiên cứu.
Theo Wilson và cộng sự (2002), sự khác biệt giữa các quốc gia về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu một mặt hàng là do ba nguyên nhân sau: (a) Khác biệt về cơ cấu (industry mix effect - IME) giữa quốc gia được nghiên cứu và nhóm quốc gia tham chiếu; (b) Khác biệt về tốc độ tăng trưởng (competitive effect - CE) giữa nước được nghiên cứu và nhóm nước tham chiếu; và (c) Hiệu ứng tương tác của hai thành phần trên (interaction effect - IE). Công thức tính chỉ số thành phần thay đổi như sau:
[𝑋𝑡𝑘𝑗− 𝑋0𝑘𝑗] - 𝑋0𝑗∑ 𝑋0 𝑘𝑗 ̂ 𝑋̂0𝑗 𝑘 (𝑋𝑡 𝑘𝑗 ̂ 𝑋̂0𝑘𝑗− 1) = 𝑋0𝑗{(𝑋0 𝑘𝑗 𝑋0𝑗) − (𝑋0 𝑘𝑗 ̂ 𝑋̂0𝑗)} (𝑋𝑡 𝑘𝑗 ̂ 𝑋̂0𝑘𝑗− 1) IME + 𝑋0𝑗 𝑋0 𝑘𝑗 ̂ 𝑋̂0𝑗 {𝑋𝑡 𝑘𝑗 𝑋0𝑘𝑗− 𝑋𝑡 𝑘𝑗 ̂ 𝑋̂0𝑘𝑗} CE + 𝑋0𝑗{(𝑋0𝑘𝑗 𝑋0𝑗) − (𝑋0 𝑘𝑗 ̂ 𝑋̂0𝑗)} {𝑋𝑡 𝑘𝑗 𝑋0𝑘𝑗− 𝑋𝑡 𝑘𝑗 ̂ 𝑋̂0𝑘𝑗} IE Net shift = IME + CE + IE
Trong đó, 𝑋𝑡𝑘𝑗 và 𝑋0𝑘𝑗 lần lượt là giá trị xuất khẩu hàng hoá k sang nước j của
của nước nghiên cứu trong năm cơ sở; 𝑋̂ 𝑡𝑘𝑗 và 𝑋̂0𝑘𝑗 lần lượt là giá trị xuất khẩu hàng
hoá k sang nước j của nhóm nước tham chiếu trong năm t và năm cơ sở; 𝑋̂0𝑗 là tổng
giá trị xuất khẩu sang nước j của nhóm nước tham chiếu trong năm cơ sở. e) Chỉ số thương mại ròng điều chỉnh
Chỉ số thương mại ròng điều chỉnh được Xiong (2013) đề xuất để đánh giá xuất khẩu hàng công nghệ cao về mặt chất lượng. Tác giả đề xuất loại bỏ đóng góp từ hoạt động gia công và khối doanh nghiệp FDI khỏi giá trị thương mại ròng của hàng công nghệ cao để đánh giá chính xác hơn chất lượng xuất khẩu mặt hàng này. Chỉ số thương mại ròng sau khi loại bỏ những yếu tố trên gọi là chỉ số thương mại ròng điều chỉnh. Công thức tính chỉ số thương mại ròng điều chỉnh như sau:
𝑻𝒔𝒕𝒋, = 𝑬𝑿𝒔𝒕𝒋 (𝟏 − 𝑷𝑻𝒆𝒕 𝒋
𝑬𝑿𝒔𝒕𝒋 ) − 𝑰𝑴𝒔𝒕𝒋 (𝟏 − 𝑷𝑻𝒊𝒕 𝒋 𝑰𝑴𝒔𝒕𝒋 )
Trong đó, 𝑻𝒔𝒕𝒋, là thương mại ròng của ngành s của nước j đã loại bỏ thương
mại gia công, 𝑬𝑿𝒔𝒕𝒋 và 𝑰𝑴𝒔𝒕𝒋 lần lượt là xuất khẩu và nhập khẩu của ngành s của nước
j , 𝑷𝑻𝒆𝒕𝒋 và 𝑷𝑻𝒊𝒕𝒋 lần lượt là xuất khẩu và nhập khẩu của thương mại gia công, 𝑷𝑻𝒆𝒕
𝒋 𝑬𝑿𝒔𝒕𝒋 và
𝑷𝑻𝒊𝒕𝒋
𝑰𝑴𝒔𝒕𝒋 tương ứng là tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu gia công trên tổng xuất khẩu
và nhập khẩu.
Tiếp theo, đóng góp của vốn nước ngoài sẽ bị loại bỏ khỏi thương mại ròng theo công thức sau:
𝑻𝒔𝒕𝒋′′ = 𝑬𝑿𝒔𝒕𝒋′ (𝟏 −𝑭𝑫𝑰𝒆𝒕 𝒋
𝑬𝑿𝒕𝒋′ ) − 𝑰𝑴𝒔𝒕𝒋′ (𝟏 − 𝑭𝑫𝑰𝒊𝒕 𝒋 𝑰𝑴𝒕𝒋′ )
Trong đó, 𝑻𝒔𝒕𝒋′′là thương mại ròng sau hai bước điều chỉnh; 𝑬𝑿𝒔𝒕𝒋′ và 𝑰𝑴𝒔𝒕𝒋′ lần
lượt là xuất khẩu và nhập khẩu của ngành s tại nước k sau hai lần điều chỉnh; 𝑭𝑫𝑰𝒆𝒕𝒌
𝑬𝑿𝒕𝒌′ và
𝑭𝑫𝑰𝒊𝒕𝒋
𝑰𝑴𝒕𝒋′ lần lượt là tỷ lệ đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xuất khẩu
sau khi loại trừ thương mại gia công. Giả định quan trọng của hai công thức trên là tỷ lệ xuất khẩu gia công của ngành s ở nước j trên tổng xuất khẩu bằng tỷ lệ thương mại gia công trên tổng xuất khẩu (tương tự với trường hợp nhập khẩu) và tỷ lệ xuất khẩu của khối FDI trên tổng xuất khẩu sau khi loại trừ thương mại gia công của ngành
s tại nước j bằng tỷ lệ xuất khẩu của khối FDI trên tổng xuất khẩu sau khi loại trừ thương mại gia công tại nước j (tương tự với trường hợp nhập khẩu).
1.1.3.2 Đo lường tiềm năng xuất khẩu bằng phương pháp định lượng
Tiềm năng xuất khẩu là mức xuất khẩu tối đa có thể đạt được với các yếu tố cung, cầu và khuyến khích hoặc cản trở xuất khẩu cho trước. Do đó, tiềm năng xuất khẩu có thể định lượng bằng một phương pháp cho phép xác định đường biên xuất khẩu, đường biên này chính là mức xuất khẩu tối đa. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy cho hai phương pháp ước lượng đường biên là phương pháp DEA và phương pháp SFA, trong đó phương pháp SFA phù hợp với những nghiên cứu phân tích sâu hơn về hiệu quả. Luận án cũng sử dụng phương pháp này để vừa ước ượng được tiềm năng xuất khẩu, hiệu quả và phi hiệu quả xuất khẩu; vừa phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả xuất khẩu. Phương pháp SFA là sự kết hợp của cách tiếp cận biên ngẫu nhiên với mô hình trọng lực. Luận án sẽ trình bày từng nội dung của phương pháp này:
* Cách tiếp cận biên ngẫu nhiên:
Farrell (1957) đã đề xuất một ý tưởng về việc các doanh nghiệp hoặc tổ chức thường hoạt động dưới mức hiệu quả, dẫn đến kết quả hoạt động thực tế đạt được thường dưới mức tiềm năng, còn gọi là mức tối đa có thể đạt được. Tập hợp các mức tiềm năng tương ứng với các yếu tố đầu vào cho trước sẽ tạo thành một đường biên, gọi là đường biên hiệu quả (đường giới hạn). Hiệu quả của một tổ chức có thể được đo lường từ hàm sản xuất, hàm chi phí hoặc hàm lợi nhuận. Tùy vào lĩnh vực hoạt động của tổ chức và mục tiêu nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn dạng hàm phù hợp. Tương ứng với mỗi dạng hàm sẽ có một loại đường biên như đường biên sản xuất, đường biên chi phí và đường biên lợi nhuận. Về mặt phương pháp, mỗi loại đường biên sẽ có cách xử lý khác nhau, tuy nhiên xét về nguyên lý cơ bản thì cả ba loại đều thống nhất với nhau. Do đó, trong luận án này tác giả chỉ trình bày dạng
phổ biến nhất ứng với đường biên sản xuất là hàm sản xuất biên. Vấn đề là làm thế nào để xác định được đường biên sản xuất? Theo quan điểm kinh tế lượng có hai cách tiếp cận để giải quyết vấn đề này là cách tiếp cận phi tham số và cách tiếp cận tham số. Phương pháp phi tham số được Charnes và cộng sự (1978) giới thiệu, sau đó được Banker và cộng sự (1984) cải tiến. Phương pháp này dễ thực hiện hơn phương pháp tham số, tuy nhiên nhược điểm của nó là không cho phép ước lượng mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất, đồng thời không tách biệt được tác động phi hiệu quả sản xuất với sai số ngẫu nhiên. Do đó, các nhà nghiên cứu tìm đến cách tiếp cận tham số với đại diện là phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA). Phương pháp này được đề xuất bởi Aigner và cộng sự (1977), Battese và Corra (1977), và Meeusen và Van Den Broeck (1977). Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên vừa giúp xác định được đường giới hạn sản xuất, vừa giúp xây dựng một mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất, đồng thời xác định được thành phần phi hiệu quả, làm căn cứ cho những phân tích sâu hơn về hiệu quả và phi hiệu quả sản xuất.
Về bản chất, cách tiếp cận biên sản xuất ngẫu nhiên (SPF) là cách tiếp cận kinh tế lượng, dựa trên cơ sở là hàm biên sản xuất để ước tính đường biên sản xuất. Trọng tâm của phương pháp này là lựa chọn các giả định thống kê về sai số của hàm sản xuất dùng để ước lượng đường biên sản xuất. Sai số trong trường hợp này bao
gồm hai phần: (1) Sai số ngẫu nhiên vi thể hiện các yếu tố có tác động đến biến phụ
thuộc nhưng không thể quan sát được và tuân theo phân phối đối xứng, thường là
phân phối chuẩn có giá trị trung bình bằng 0; (2) Biến ngẫu nhiên ui thể hiện tính phi
hiệu quả kỹ thuật (phi hiệu quả sản xuất), tuân theo phân phối bất đối xứng, thường là phân phối bán chuẩn (Berger và Humphrey, 1997). Thành phần phi hiệu quả kỹ thuật có thể tính theo các yếu tố đầu vào, gọi là sự phi hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào (IOI) hoặc tính theo yếu tố đầu ra, gọi là sự phi hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra (OOI).
Mô hình biên sản xuất ngẫu nhiên với phi hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu
ra, gọi tắt là mô hình biên sản xuất ngẫu nhiên định hướng đầu ra có dạng sau:
lnyi = ln𝑦𝑖∗ - ui, ui ≥ 0
Trong đó, ln𝑦𝑖∗= f(xi; β) + vi
Mô hình biên sản xuất ngẫu nhiên với phi hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra còn có thể viết dưới dạng rút gọn như sau:
lnyi = f(xi; β) + εi, εi = vi – ui
Trong đó, i đại diện cho các hãng, yi là đầu ra của sản xuất, xi là các đầu vào,
vi là sai số ngẫu nhiên, ui là sự phi hiệu quả sản xuất và εi là sai số chung. Với các yếu
tố đầu vào cho trước thì đường biên sản xuất thể hiện mức độ đầu ra tối đa có thể đạt
được và mang tính chất ngẫu nhiên. Tính chất ngẫu nhiên này do thành phần vimang
lại. Với mức phi hiệu quả ui cho trước, đầu ra quan sát được (yi) được bao bọc bởi
mức đầu ra biên ở bên trên (𝑦𝑖∗). Ngoài ra, mức ui*100% thể hiện đầu ra thực tế có
thể tăng thêm bao nhiêu phần trăm với các yếu tố đầu vào cho trước và sản xuất đạt
mức hiệu quả tối đa. Nói cách khác, mức ui *100% thể hiện phần trăm đầu ra bị mất
đi do sự phi hiệu quả kỹ thuật. Mô hình biên sản xuất ngẫu nhiên có thành phần phi hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào, gọi tắt là mô hình biên sản xuất ngẫu nhiên định hướng đầu vào được sử dụng nếu như mục đích nghiên cứu không phải là tối đa hóa đầu ra của sản xuất (sử dụng OOI) mà là tối thiểu hóa chi phí đầu vào. Cách thức thực hiện trong trường hợp sử dụng IOI có khác biệt nhất định so với OOI, nhưng về cơ bản thì các giả định về phân phối của các thành phần sai số vẫn giữ nguyên, đồng thời bản chất của cách tiếp cận biên sản xuất ngẫu nhiên không thay đổi. Mặc dù mục tiêu ban đầu của cách tiếp cận biên ngẫu nhiên là để xác định hiệu quả sản xuất nhưng những biến thể của nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác, trong đó có thương mại quốc tế. Có nhiều nghiên cứu về thương mại quốc tế ứng dụng cách tiếp cận biên ngẫu nhiên để xác định tiềm năng xuất khẩu, hiệu quả và phi hiệu quả xuất khẩu, cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả xuất khẩu, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm làm giảm sự phi hiệu quả xuất khẩu, góp phần khai thác tiềm