Tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam qua chỉ số biên

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 91 - 92)

7. Bố cục của luận án

3.2.2 Tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam qua chỉ số biên

độ xuất khẩu

Để làm rõ đóng góp của từng nhóm hàng trong tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp phân tích biên độ xuất khẩu. Kết quả tính toán biên độ xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam cho từng nhóm hàng (nhóm sản phẩm truyền thống, nhóm sản phẩm mới và nhóm sản phẩm không còn được xuất khẩu hay biến mất) được trình bày trong bảng 3.8:

Bảng 3.8: Biên độ xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Thành phần Giá trị

Tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm truyền thống 39,31

Tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm mới 0,16

Giảm xuất khẩu các sản phẩm biến mất 0,14

Tổng 39,33

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của WITS

Kết quả phân tích biên độ xuất khẩu nhìn chung cho thấy tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam chủ yếu đến từ các sản phẩm truyền thống, trong khi biến động từ các sản phẩm mới và các sản phẩm không còn được xuất khẩu khá nhỏ, cụ thể: Trong giai đoạn 2007-2013, tổng giá trị xuất khẩu của các sản phẩm mới chỉ đạt khoảng 219 triệu USD, tương đương với mức tăng khoảng 16%. Ngoài ra chỉ có khoảng 200 triệu USD sản phẩm không còn được tiếp tục xuất khẩu, tương đương với mức giảm khoảng 14%. Trong khi đó, các sản phẩm truyền thống chiếm tỷ trọng lớn và tốc độ tăng trưởng cao, quyết định mức tăng trưởng chung của tất cả các hàng công nghệ cao của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, với mức tăng khoảng 3.931% trong tổng số 3.933% mức tăng chung.

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)