Ước lượng tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 95 - 106)

7. Bố cục của luận án

3.3.1 Ước lượng tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Mô hình ước lượng tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam (mô hình 1) gồm 803 quan sát. Tổng hợp thống kê các biến trong mô hình được trình bày trong bảng 3.12:

Bảng 3.12: Thống kê các biến trong mô hình ước lượng tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Tên biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị tối thiểu Giá trị tối đa lnHTEvnj,t 803 17,056 3,113 5,442 23,529 ln(GDPvn,t* GDPj,t) 803 51,924 1,648 47,952 56,721 ln(POPvn,t*POPj,t) 803 35,261 1,497 32,371 39,415 lnDISTvnj 803 8,865 0,687 6,766 9,852 LOCKEDj 803 0,082 0,275 0 1

Nguồn: Thống kê của tác giả bằng phần mềm thống kê Stata

Kết quả kiểm định Skewness cho thấy mô hình tồn tại sai số một bên (one- side error), chứng tỏ mô hình có thành phần phi hiệu quả xuất khẩu. Do đó, việc sử dụng mô hình biên ngẫu nhiên trong nghiên cứu này là phù hợp. Kết quả ước lượng mô hình được thể hiện trong bảng 3.13:

Bảng 3.13: Kết quả ước lượng mô hình xác định tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Biến độc lập Hệ số Sai số chuẩn

ln(GDPvn,t* GDPj,t) 0,967*** 0,137 ln(POPvn,t*POPj,t) 0,037 0,156 lnDISTvnj -0,705** 0,320 LOCKEDj -0,053 0,695 Hệ số chặn -16,888** 8,039 Log likelihood = -1429,587 Eta = 0,028 P-value = 0,011

Sktest Pr(Skewness) = 0,6307 Prob >= chibar2 = 0,0027

Nguồn: Kết quả ước lượng mô hình bằng phần mềm thống kê Stata Ghi chú: (***), (**) và (*) là có ý nghĩa ở mức lần lượt 1%, 5% và 10%.

Giá trị eta bằng 0,028 có ý nghĩa thống kê ở mức 5% cho thấy phi hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam sang các quốc gia là khác nhau và thay đổi theo thời gian.

Kết quả tính toán tiềm năng xuất khẩu, hiệu quả và phi hiệu quả xuất khẩu, tiềm năng xuất khẩu chưa khai thác từ mô hình trọng lực biên ngẫu nhiên đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam được trình bày trong bảng 3.14. Kết quả tính toán cho thấy giá trị xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam sang các nước trung bình đạt khoảng 400 triệu USD, trong khi tiềm năng xuất khẩu vào khoảng hơn 1,3 tỷ USD. Với các kết quả này, hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam chỉ đạt trung bình khoảng 28% và tiềm năng xuất khẩu sang mỗi thị trường còn trung bình khoảng gần 911 triệu USD. Như vậy, hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao tương đối thấp.

Bảng 3.14: Kết quả tính toán các chỉ tiêu từ mô hình ước lượng tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Chỉ tiêu Giá trị trung bình Giá trị tối thiểu Giá trị tối đa

Xuất khẩu thực tế (USD) 399.182.155 231 16.539.421.940

Tiềm năng xuất khẩu (USD) 1.310.393.613 893 49.400.000.000

Hiệu quả xuất khẩu 0,283 0,244 0,335

Tiềm năng xuất khẩu chưa

khai thác (USD) 911.013.588 662 32.893.253.842

Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm thống kê Stata

Kết quả này có thể được giải thích như sau: Thứ nhất, Việt Nam vốn không có thế mạnh về xuất khẩu hàng công nghệ cao. Điều này được thể hiện qua kết quả tính toán chỉ tiêu RCA đối với hàng công nghệ cao của Việt Nam chỉ ở mức thấp. Ngoài ra, kết quả tính toán chỉ số thương mại ròng điều chỉnh cũng cho thấy xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hoạt động gia công và nguồn vốn FDI, tức là chất lượng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam không cao. Thứ

Việt Nam như chất lượng nguồn nhân lực và khả năng R&D của Việt Nam đều tương đối hạn chế so với các quốc gia trên thế giới. Cuối cùng, do nhu cầu của thị trường thế giới đối với hàng công nghệ cao là rất lớn, làm cho tác động kéo của cầu thế giới đến xuất khẩu hàng hóa này của Việt Nam rất mạnh, trong khi khả năng cung ứng của Việt còn rất nhỏ bé so với nhu cầu. Tổng hợp các tác động này đã làm cho hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam chỉ ở mức thấp.

Về mặt chi tiết, kết quả tính toán cho thấy các chỉ tiêu xuất khẩu thực tế, hiệu quả xuất khẩu và tiềm năng xuất khẩu tương đối đồng nhất giữa các quốc gia. Nói cách khác, những quốc gia có xuất khẩu thực tế cao cũng đồng thời là những quốc gia có hiệu quả xuất khẩu và tiềm năng xuất khẩu cao. Các quốc gia có tiềm năng xuất khẩu cao nhất của Việt Nam gồm có Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Hongkong, UAE, Hà Lan, Áo, Đức, Vương quốc Anh và Nhật Bản. Đây cũng chính là những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, tập trung ở Bắc Mỹ, EU và Đông Á. Đặc điểm chung của các thị trường này là có nhu cầu lớn về hàng công nghệ cao, đồng thời là những quốc gia xuất khẩu hàng công nghệ cao hàng đầu thế giới. Thêm vào đó, các quốc gia này đều có hiệp định thương mại tự do hoặc hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với Việt Nam. Ở chiều ngược lại, những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu đối với hàng công nghệ cao của Việt Nam ở mức thấp nhất gồm có các nước ở châu Phi như Mozambique, Zambia; các nước ở Nam Mỹ như Uruguay, Costa Rica, Peru và một số nước ở châu Âu như Georgia, Estonia. Những quốc gia này có đặc điểm chung là có nhu cầu thấp đối với hàng công nghệ cao so với các nước khác trên thế giới, thể hiện qua quy mô kinh tế chỉ ở mức thấp và trung bình. Ngoài ra, những quốc gia này cũng không có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam, không có hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với Việt Nam.

3.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

3.3.2.1 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng

a) Nhóm các yếu tố phản ánh chính sách tự do kinh tế

Mức độ tự do thương mại phản ánh mức độ can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực thương mại thông qua các công cụ như rào cản thuế quan và các rào cản phi thuế quan. Chỉ số tự do thương mại của Việt Nam được cải thiện rõ rệt trong giai đoạn nghiên cứu, từ mức trung bình (56/100) lên mức tương đối tốt (83/100). Kết quả này phản ánh hoạt động thương mại của Việt Nam ngày càng tự do, các rào cản thương mại ngày càng giảm theo lộ trình Việt Nam đã cam kết tại các Hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương.

- Mức độ tự do kinh doanh:

Mức độ tự do kinh doanh của Việt Nam mặc dù được cải thiện liên tục về thứ hạng (hiện ở đứng ở mức 128 trên bảng xếp hạng thế giới). Tuy nhiên về con số tuyệt đối, mức độ tự do kinh doanh của Việt Nam vẫn thấp hơn mức trung bình của khu vực và thế giới. Thực tế này là một hạn chế lớn đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Mức độ tự do kinh doanh thấp đóng vai trò như một rào cản đối Việt Nam khai thác tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này.

- Mức độ tự do tiền tệ:

Mức độ tự do tiền tệ của Việt Nam được đánh giá qua hai chỉ tiêu chính là mức độ ổn định giá cả (lạm phát) và các hình thức kiểm soát giá cả được áp dụng. Mức độ tự do tiền tệ của Việt Nam được cải thiện liên tục trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ. Sự ổn định này có tác động tích cực đến khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao, đồng thời đây cũng là một trong những ưu điểm giúp thu hút FDI vào lĩnh vực này.

- Nước xuất khẩu và nhập khẩu cùng là thành viên của WTO

WTO là Tổ chức thương mại lớn nhất thế giới với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ làm thành viên. WTO đóng vai trò lớn trong việc cắt giảm các rào cản thương mại gồm cả rào cản thuế quan và phi thuế quan giữa các nước thành viên, qua đó có tác động tăng trưởng đáng kể thương mại toàn cầu. Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức này từ năm 2006. Sau thời điểm này, xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng công nghệ cao nói riêng tăng trưởng mạnh. Theo tính toán của tác giả dựa trên số liệu của WITS, giá trị xuất khẩu hàng công nghệ cao trong vòng 10 năm (1997- 2006) trước khi Việt Nam gia nhập WTO đạt trung bình 1 tỷ USD, tuy nhiên giá trị

này tăng lên mức 25 tỷ USD trong vòng 10 năm (2007-2016) sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức này.

- Nước xuất khẩu và nhập khẩu cùng là thành viên của một FTA ngoài WTO:

Kể từ sau khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã rất chủ động tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 FTA và chuẩn bị ký kết 2 FTA. Điều đó đã ảnh hưởng rất tích cực đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua. Khi tác động của WTO đến xuất khẩu của các quốc gia có xu hướng bão hòa thì việc tham gia các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới có ảnh hưởng mạnh mẽ và thực chất hơn so với WTO. Các FTA hiện tại của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các quốc gia trong khu vực như Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương và EU, là những thị trường lớn và rất tiềm năng đối với xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam nói riêng.

b) Nhóm các yếu tố then chốt đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

- Chất lượng nguồn nhân lực:

Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn yếu kém, năng suất lao động chưa cao. Hàng công nghệ cao là hàng hóa thâm dụng lao động có kỹ năng cao, nên hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực sẽ cản trở xuất khẩu mặt hàng này. Chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia thường được đánh giá thông qua các tiêu chí liên quan đến sức khỏe hoặc tuổi thọ của người dân và chất lượng hệ thống giáo dục. Theo WEF (2019), kỳ vọng sống khỏe mạnh của người Việt Nam đạt khoảng 66 tuổi, chỉ đứng thứ 70 trên thế giới. Về mặt giáo dục, chất lượng giáo dục của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể trong vòng 10 năm từ năm 2007 đến năm 2017 (từ vị trí 112 vươn lên vị trí 76 thế giới). Tuy nhiên, chất lượng của hệ thống giáo dục chỉ được đánh giá ở mức trung bình.

- Khả năng R&D:

Sự hạn chế về khả năng R&D sẽ cản trở Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu của hàng công nghệ cao, nhất là những công đoạn có giá trị gia tăng

cao như thiết kế sản phẩm. Theo Zahra và George (2002), khả năng R&D là một tập hợp của nhiều yếu tố như các hoạt động đầu tư vào R&D; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực R&D; số lượng bằng phát minh, sáng chế và cải tiến sản phẩm. Theo WEF (2019), Việt Nam chỉ ở mức trung bình của thế giới về mức độ đầu tư cho R&D. Xét về tổng mức chi cho hoạt động R&D, Việt Nam cũng chỉ ở mức trung bình (khoảng 0,37% GDP) và đứng ở vị trí trên dưới 80 trên thế giới (WEF, 2019). Ngoài ra, Việt Nam bị đánh giá rất yếu về khả năng ứng dụng các bằng phát minh, sáng chế. Về thứ hạng, Việt Nam luôn bị xếp ở vị trí thấp trên bảng xếp hạng thế giới (đứng vị trí gần 100). Trung bình trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam chỉ có khoảng 0,2 bằng phát minh, sáng chế được ứng dụng trên một triệu dân (WEF, 2020).

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Việt Nam nằm trong số những quốc gia thu hút FDI nhiều nhất thế giới (đứng vị trí 25 về thu hút FDI và thứ 35/180 quốc gia về tỷ trọng FDI trên GDP), đặc biệt FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng khá cao (khoảng 60% tổng vốn FDI). Tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tích lũy trong giai đoạn nghiên cứu đạt hơn 104 tỷ USD, tính trung bình mỗi năm Việt Nam thu hút được khoảng

9,50 tỷ USD4. Xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào

khu vực FDI, thể hiện thông qua kết quả tính toán chỉ số thương mại ròng sau khi điều chỉnh theo FDI giảm đáng kể so với trước khi điều chỉnh. Tuy nhiên, nguồn vốn FDI chủ yếu tập trung vào khu vực gia công, lắp ráp có giá trị gia tăng thấp. Ngoài ra, chỉ số chuyển giao công nghệ thông qua kênh FDI phản ánh tầm quan trọng của kênh FDI đối với chuyển giao công nghệ mới từ nước chủ đầu tư của Việt Nam không những chỉ ở mức trung bình mà ngày càng thấp. Theo WEF (2020), chỉ số chuyển giao công nghệ thông qua kênh FDI của Việt Nam đạt trung bình 4,57/7,00 (FDI là kênh chủ yếu để chuyển giao công nghệ mới).

b) Kết quả ước lượng

Mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam gồm 803 quan sát. Tổng hợp thống kê các biến trong mô hình được trình bày trong bảng 3.15:

Bảng 3.15: Thống kê các biến trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Tên biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị tối thiểu Giá trị tối đa Uvn,t 803 126,248 5,969 109,487 141,096 TFvn,t 803 72,873 8,8446 56 81,3 BFvn,t 803 61,082 1,336 58,3 63,8 MFvn,t 803 68,773 5,768 58,1 79,1 WTO 803 0,969 0,174 0 1 FTA 803 0,548 0,498 0 1 HC 803 2,523 0,156 2,277 2,765 R&D 803 0,000 0,954 -1,412 1,750 lnFDI 803 2,908 0,002 2,905 2,911

Nguồn: Thống kê của tác giả bằng phần mềm thống kê Stata

Trước hết, phương pháp PCA được áp dụng để tổng hợp biến khả năng R&D từ sáu thành phần riêng lẻ (Phụ lục 3, 4). Kết quả tính toán hệ số KMO và Cronbach Alpha đều có giá trị nằm trong khoảng 0,5 đến 1,0 cho thấy phương pháp PCA được sử dụng trong nghiên cứu này là phù hợp. Tiếp theo, kiểm định nghiệm đơn vị được thực hiện để kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu. Kiểm định Levin-Lin-Chu (2002) được áp dụng, kết quả kiểm định được trình bày trong bảng 3.17. Kết quả kiểm định cho thấy, tất cả các chuỗi dữ liệu đều dừng ở bậc gốc. Do đó, bộ dữ liệu đủ điều kiện để thực hiện hồi quy.

Bảng 3.16: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị

Tên biến Giá trị thống kê t chưa điều chỉnh

Giá trị thống kê t đã điều chỉnh Giá trị thống kê p

Uvn,t -9,203 -5,7141 0,000 TFvn,t -14,321 -10,780 0,000 BFvn,t -18,418 -5,821 0,000 MFvn,t -28,238 -17,5653 0,000 HCvn,t -8,102 -8,442 0,000 RDvn,t -33,073 -25,857 0,000 FDIvn,t -14,654 -14,332 0,000

Nguồn: Kết quả kiểm định bằng phần mềm thống kê Stata

Kết quả ước lượng mô hình (2) được trình bày trong bảng 3.16. Kết quả ước lượng cho thấy, về phía Việt Nam, hệ số của biến tự do thương mại có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho thấy chính sách tự do thương mại có tác động làm giảm phi hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Kết quả này phù hợp với thực tế tại Việt Nam, nơi mà xuất khẩu hàng công nghệ cao phụ thuộc nhiều vào hoạt động gia công, lắp ráp nên đầu vào phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu phải nhập khẩu là chủ yếu. Do đó, chính sách tự do thương mại sẽ giúp giảm chi phí sản xuất và giá xuất khẩu, qua đó làm giảm phi hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Khorana và Narayanan (2017).

Tiếp theo, hệ số của các biến tự do kinh doanh và tự do tiền tệ của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 95 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)