7. Bố cục của luận án
3.1.2 Xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam
3.1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam
Xét về mặt giá trị, xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2019 tăng mạnh từ khoảng 2,62 tỷ đô la Mỹ lên 99,26 tỷ đô la Mỹ, tương đương khoảng 38 lần. Tốc độ tăng trưởng ở mức cao, tính trung bình cả giai đoạn đạt khoảng 35,37%/năm. Với tốc độ tăng trưởng cao như vậy, hàng công nghệ cao ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Bảng 3.4 trình bày kim ngạch xuất khẩu và thứ hạng của Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu hàng công nghệ cao của thế giới.
Bảng 3.4: Xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam
Đơn vị tính: Tỷ USD
Năm Kim ngạch xuất khẩu Thứ hạng trên thế giới
2007 2,62 37 2008 4,14 38 2009 4,79 32 2010 7,64 32 2011 14,08 28 2012 25,22 19 2013 36,53 15 2014 40,93 15 2015 52,47 12 2016 60,98 12 2017 81,14 12 2018 91,21 12 2019 99,26 10
Nhờ tăng trưởng mạnh về mặt giá trị, tỷ trọng hàng công nghệ cao trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng mạnh trong giai đoạn nghiên cứu. Năm 2007, hàng công nghệ cao của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 5,40% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, kể từ năm 2017 hàng công nghệ cao đã vươn lên vị trí thứ nhất, chiếm 37,72% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời, vị thế của Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu hàng công nghệ cao cũng được cải thiện đáng kể sau 12 năm, từ vị trí thứ 37 vào năm 2007 lên vị trí thứ 10 vào năm 2019, đồng thời đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia xuất khẩu hàng công nghệ cao nhiều nhất thế giới. Bảng 3.5 mô tả tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu:
Bảng 3.5: Tỷ trọng hàng công nghệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2019
Đơn vị tính: % Năm Tỷ trọng Năm Tỷ trọng 2007 5,40 2014 27,25 2008 6,60 2015 32,38 2009 8,40 2016 34,53 2010 10,57 2017 37,72 2011 14,53 2018 37,43 2012 22,02 2019 37,51 2013 27,67
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của WITS 3.1.2.2 Thị trường xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam
Về thị trường xuất khẩu, giống như các hàng hóa khác, hàng công nghệ cao của Việt Nam có xu hướng xuất khẩu nhiều sang các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc. Bên cạnh đó, các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nằm trong khu vực Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á
cũng là những thị trường lớn đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Trong số đó, Hàn Quốc và Hồng Kông là những quốc gia đầu tư FDI vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam nhiều nhất. Ngoài ra, Thái Lan, Philippines, Malayxia không chỉ là những đối thủ cạnh tranh mà còn là những đối tác lớn của Việt Nam về xuất khẩu hàng công nghệ cao. Riêng Cuba mặc dù nằm trong nhóm các thị trường xuất khẩu hàng đầu đối với hàng công nghệ cao của Việt Nam vào năm 2007 nhưng lại không có số liệu thống kê năm 2019 để phân tích sâu hơn. Bảng 3.6 thể hiện danh sách các thị trường xuất khẩu hàng công nghệ cao hàng đầu của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2019:
Bảng 3.6: 10 Thị trường xuất khẩu hàng công nghệ cao lớn nhất của Việt Nam
Đơn vị tính: Triệu USD
STT
2007 2019
Quốc gia Kim ngạch Quốc gia Kim ngạch
1 Nhật Bản 508 Trung Quốc 19.509
2 Hoa Kỳ 454 Hoa Kỳ 18.611
2 Hà Lan 215 Hàn Quốc 8.665
4 Singapore 161 Hồng Kong 4.875
5 Trung Quốc 160 UAE 3.899
6 Hồng Kong 115 Hà Lan 3.312
7 Thái Lan 88 Áo 3.105
8 Cuba 77 Ấn Độ 3.037
9 Hàn Quốc 76 Nhật Bản 2.573
10 Philippines 68 Vương quốc Anh 2.563
3.1.2.3 Cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam theo mặt hàng
Về cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng, tỷ trọng các mặt hàng công nghệ cao được xuất khẩu của Việt Nam có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu. Ở đầu giai đoạn, thiết bị máy tính là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, theo sau là máy phát điện xoay chiều và thiết bị viễn thông. Trong khi đó, dược phẩm không phải thuốc, máy bay, tàu bay, một số loại hóa chất vô cơ, máy phát điện và các thành phần của nó, thiết bị quang học, máy văn phòng, tua bin hơi nước và các thiết bị chuẩn đoán bằng điện dùng cho y khoa chiếm tỷ trọng rất nhỏ (dưới 1,0%) trong cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Hình 3.3 mô tả cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao theo mặt hàng của Việt Nam năm 2007:
Đơn vị tính: %
Hình 3.3: Cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam theo mặt hàng năm 2007
Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên số liệu của WITS
Tuy nhiên, đến cuối giai đoạn nghiên cứu, thiết bị viễn thông tăng trưởng mạnh, vươn lên trở thành nhóm hàng có tỷ trọng lớn nhất và áp đảo so với các nhóm hàng còn lại trong cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Bên cạnh đó, các thành phần và phụ kiện của máy văn phòng, van và ống điện cực là hai nhóm hàng tăng trưởng mạnh, trở thành nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong và thứ ba tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Ở chiều ngược lại,
36,05
13,12 11,01
39,82
Thiết bị máy tính Máy phát điện xoay chiều Thiết bị viễn thông Các mặt hàng khác
nhóm hàng thiết bị máy tính giảm mạnh, từ vị trí dẫn đầu vào năm 2007 với tỷ trọng khoảng 36% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam xuống vị trí thứ tư với tỷ trọng chỉ còn hơn 7% vào năm 2019. Ngoài ra, nhóm hàng máy phát điện xoay chiều (đứng vị trí thứ hai vào năm 2007) cũng giảm mạnh về tỷ trọng, không còn nằm trong nhóm các mặt hàng công nghệ cao xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam vào năm 2019.
Sự thay đổi về cơ cấu mặt hàng trong trường hợp này phản ánh sự chuyển hướng phù hợp của Việt Nam so với xu hướng của thế giới. Về cơ bản, bốn nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trùng khớp với bốn nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu hàng công nghệ cao của thế giới trong năm 2019. Tuy nhiên, thứ tự các nhóm hàng có sự khác biệt giữa Việt Nam và thế giới. Cụ thể, van và ống điện cực chiếm tỷ trọng lớn nhất (25%) trong cơ cấu của thế giới nhưng chỉ đứng vị trí thứ ba (16%) trong cơ cấu của Việt Nam. Trong khi đó, thiết bị viễn thông chỉ chiếm khoảng 13% trong cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của thế giới nhưng lại chiếm tỷ trọng áp đảo (khoảng 43%) trong cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Ngoài ra, nhóm hàng các thành phần và phụ kiện của máy văn phòng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 10% trong cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của thế giới thì lại chiếm đến gần 23% trong cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Nhóm hàng thiết bị máy tính có sự khác biệt nhỏ hơn so với các nhóm hàng khác khi chiếm khoảng 11% trong cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của thế giới và 7% trong cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Hình 3.4 thể hiện cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam theo mặt hàng năm 2019:
Đơn vị tính: %
Hình 3.4: Cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam theo mặt hàng năm 2019
Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên số liệu của WITS
Giữa các nhóm hàng cũng có sự khác biệt lớn về tốc độ tăng trưởng. Nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất là thiết bị quang học. Tuy nhiên, do kim ngạch xuất khẩu tương đối thấp nên nhóm hàng này không nằm trong nhóm các mặt hàng có tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Các nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao như thiết bị viễn thông, van và ống điện cực, các thành phần và phụ kiện của máy văn phòng đều có tốc độ tăng trưởng cao (trung bình 30- 50%/năm), riêng nhóm hàng thiết bị máy tính có tốc độ tăng trưởng thấp hơn (chỉ đạt khoảng 17%/năm). Tốc độ tăng trưởng thấp hơn khiến nhóm hàng này giảm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Nhìn chung trong cả giai đoạn, kim ngạch xuất khẩu của gần như tất cả các nhóm hàng đều tăng, ngoại trừ nhóm tua bin hơi nước có tốc độ tăng trưởng giảm, khiến cho giá trị xuất khẩu mặt hàng này giảm từ khoảng 670 triệu USD ở đầu giai đoạn xuống còn khoảng 380 triệu USD ở cuối giai đoạn. Bảng 3.7 trình bày tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao theo mặt hàng giai đoạn 2007-2019:
43,13
22,67 15,82
7,18 11,20
Thiết bị viễn thông
Các thành phần và phụ kiện của máy văn phòng Van và ống điện cực
Thiết bị máy tính Khác
Bảng 3.7: Tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao theo mặt hàng
Đơn vị tính: %
Mô tả hàng hóa Tốc độ tăng trưởng
Thiết bị quang học 70,61
Các thiết bị chuẩn đoán bằng điện dùng cho y khoa 57,83
Các thành phần và phụ kiện của máy văn phòng 50,70
Máy bay, tàu bay 47,18
Thiết bị viễn thông 46,71
Máy văn phòng 43,14
Van và ống điện cực 38,19
Các loại hóa chất vô cơ khác 32,53
Máy thu hình 31,27
Thiết bị đo lường, giám sát 23,47
Máy và thiết bị điện 21,26
Thiết bị chụp ảnh 19,73
Máy phát điện và các thành phần của nó 19,54
Thiết bị máy tính 16,66
Dược phẩm không phải thuốc 16,43
Các bộ phận của máy phát điện xoay chiều 15,38
Trạm phát điện xoay chiều 10,64
Tua bin hơi nước -4,24
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của WITS
Xem xét tổng quan thị trường hàng công nghệ cao của Việt Nam và xuất khẩu hàng công nghệ cao của thế giới giúp luận án rút ra một số kết luận về tiềm năng cung và cầu đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, cụ thể là:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của thế giới trong giai đoạn nghiên cứu đạt mức cao, phản ánh nhu cầu tương đối lớn và ổn định của thị trường thế giới đối với hàng công nghệ cao.
Thứ hai, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam cũng đạt mức cao (gần 40%) trong một khoảng thời gian dài, phản ánh khả năng của Việt Nam trong việc duy trì sự tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tương lai. Thứ ba, sự thay đổi cơ cấu mặt hàng công nghệ cao xuất khẩu của Việt Nam về cơ bản là tương đồng với sự thay đổi cơ cấu mặt hàng của thế giới, cho thấy sự phù hợp giữa cung và cầu xuất khẩu theo mặt hàng, cơ sở để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này trong tương lai.