Một số định hướng chính sách liên quan đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 118 - 120)

7. Bố cục của luận án

4.2Một số định hướng chính sách liên quan đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của

khu vực FDI đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao, cũng như trong việc tạo rất nhiều việc làm cho người lao động trong lĩnh vực này. Việt Nam cũng sớm xác định đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn lực con người và khả năng R&D, nhưng quá trình này đòi hỏi rất nhiều vốn và thời gian lâu dài, cũng như những định hướng chiến lược dài hạn và đúng đắn.

Quá trình đầu tư của mỗi quốc gia lại đặt trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 khiến cho những quốc gia như Việt Nam rất dễ bị tụt lại phía sau, không thể thoát khỏi cái bẫy do chính mình đặt ra, đồng thời không thể bứt phá để theo kịp các quốc gia khác trên thế giới. Hậu quả là, nguy cơ xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam tiếp tục phải phụ thuộc vào khu vực FDI, giá trị gia tăng trong xuất khẩu thấp và mất dần lợi thế về chi phí lao động rẻ, cuối cùng là không thể

duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian dài như ở giai đoạn trước.

4.2 Một số định hướng chính sách liên quan đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam của Việt Nam

Giai đoạn trước năm 2020,chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai

đoạn 2011-2020 được phê duyệt trong Quyết định 418-Ttg/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/04/2012 đã nêu định hướng về việc phát triển các ngành công nghệ cao như cơ khí chế tạo, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, công nghiệp phụ trợ, sản xuất các thiết bị tự động hóa, rô bốt, vật liệu mới, cơ khí chính xác, thiết bị y tế, năng lượng… trở thành các ngành mũi nhọn phục vụ phát triển kinh tế. Ngoài ra, Việt Nam còn xác định phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh

và bền vững thông qua tạo bước phát triển đột phát về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Giai đoạn sau năm 2020, Việt Nam đã xác định những định hướng về xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia, trong đó có những nội dung về công nghiệp công nghệ cao tại Nghị quyết 23-MQ/TW ngày 23/03/2018 của Bộ Chính trị. Nghị quyết xác định thực trạng của nền công nghiệp Việt Nam yếu về nội lực, phụ thuộc sâu vào các doanh nghiệp FDI, trình độ công nghệ lạc hậu, chất lượng và năng suất lao động thấp, quá tập trung vào lợi thế giá nhân công rẻ mà bỏ qua lợi thế trong thời kỳ dân số vàng, khả năng cạnh tranh và tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu hạn chế, sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa thấp, trong khi thiếu ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp phụ trợ yếu kếm. Về mặt định hướng, nghị quyết xác định định hướng đối với từng giai đoạn cụ thể như sau: Giai đoạn đến năm 2030, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử, công nghiệp năng lượng sách, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh đạt trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu của cách mạng 4.0. Đồng thời, ưu tiên phát triển một số ngành cơ khí như ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế… Giai đoạn 2030 - 2045, tiếp tục ưu tiên phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông, phổ cập công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, thiết bị cao cấp, vật liệu mới và công nghệ sinh học. Về mặt giải pháp, nghị quyết nêu ra một số giải pháp về mặt chính sách như sau:

- Tăng cường dịch chuyển các ngành công nghiệp dựa vào tài nguyên và lao động, gây ô nhiễm môi trường sang các ngành công nghiệp công công nghệ cao, thân thiện với môi trường;

- Xây dựng thí điểm các cụm liên kết ngành công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

- Thúc đẩy tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất công nghiệp;

- Nhà nước chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên;

- Nhà nước tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp công nghệ cao;

- Tăng cường thu hút FDI, ưu tiên các dự án cam kết chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực tại chỗ và liên doanh liên kết với doanh nghiệp trong nước; ưu tiên các công ty đa quốc gia có thương hiệu quốc tế và năng lực cạnh tranh cao, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia và lĩnh vực công nghiệp phụ trợ;

- Đẩy mạnh phát triển nhân lực công nghiệp, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đồng thời bổ sung các chính sách đảm bảo phúc lợi xã hội cho lao động công nghiệp và đẩy mạnh chuyển dịch lao động sang khu vực công nghiệp;

- Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp. Ưu tiên nguồn lực dành cho các chương trình đổi mới công nghệ quốc gia và chương trình phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sở hữu trí tuệ trong thời đại số và tích cực hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ.

Tóm lại, công nghệ cao được Việt Nam xác định là một trong những ngành được ưu tiên đầu tư với rất nhiều giải pháp đồng bộ, từ việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thu hút đầu tư nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ, khoa học công nghệ và cơ sở giáo dục… Đây là thuận lợi to lớn đển đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 118 - 120)