Vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu hàng công nghệ cao

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 92 - 94)

7. Bố cục của luận án

3.2.4Vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu hàng công nghệ cao

thế giới

Ngoài RCA, vị thế cạnh tranh về xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam còn được thể hiện qua kết quả phân tích thành phần thay đổi. Kết quả phân rã tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam so với nhóm quốc gia tham chiếu được trình bày trong bảng 3.10. Nhóm tham chiếu gồm bốn quốc gia là Trung Quốc, Đài Loan, Thụy Sĩ và Slovakia. Đây là các quốc gia có kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao lớn nhất thế giới trong giai đoạn nghiên cứu.

Bảng 3.10: Phân rã tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam Đơn vị tính: Tỷ USD Thành phần 2007-2013 2013-2019 2007-2019 Net shift 77,82 233,39 208,25 IME 27,44 18,57 37,87 CE 8,60 112,25 29,09 IE 41,78 102,57 141,290

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào số liệu của WITS

Kết quả tính toán cho thấy xét trong từng thời kỳ Việt Nam đều có lợi thế hơn nhóm nước tham chiếu về cơ cấu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao. Điều này được thể hiện qua chênh lệch về tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao giữa Việt Nam và nhóm tham chiếu trong giai đoạn 2007-2013 là hơn gần 78 tỷ USD, trong giai đoạn 2013-2019 là khoảng 233 tỷ USD và tính chung cho cả giai đoạn 2007-2019 đạt khoảng 208 tỷ USD). Tuy nhiên, đóng góp của từng thành phần có sự khác nhau trong từng giai đoạn.

Trong giai đoạn đầu (2007-2013), tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam chủ yếu do đóng góp từ sự cải thiện về mặt cơ cấu của hàng công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Số liệu tính toán trong bảng 3.5 cho thấy, trong giai đoạn này tỷ trọng hàng công nghệ cao tăng mạnh từ 5,4% lên 27,67%). Ở giai đoạn sau (2013-2019), tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam chủ yếu do đóng góp từ tốc độ tăng trưởng. Mặc dù so với giai đoạn trước, tốc độ tăng trưởng của giai đoạn này thấp hơn (12,28% so với 15,36%/năm), tuy nhiên tỷ trọng hàng công nghệ cao trong giai đoạn này tăng chậm hơn giai đoạn trước (từ 27,67% lên 37,51%). Do đó, trong giai đoạn 2013-2019, đóng góp từ tốc độ tăng trưởng vẫn lớn hơn đóng góp từ sự cải thiện cơ cấu.

Tính chung cho cả giai đoạn 2007-2019, sự tiến bộ về tỷ trọng hàng công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam kết hợp với tốc độ tăng trưởng cao của nhóm hàng này đã đem lại sự tăng trưởng vượt bậc về giá trị xuất khẩu cũng như vị

thế cạnh tranh của hàng công nghệ cao của Việt Nam trên thị trường hàng công nghệ cao thế giới. Ngoài ra, đóng góp của sự hợp lý về cơ cấu lớn hơn so với đóng góp của tốc độ tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 92 - 94)