Khung phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 67 - 69)

7. Bố cục của luận án

2.1 Khung phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam theo hai bước. Ở bước thứ nhất, luận án ước lượng tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Ở bước thứ hai, luận án đánh giá các yếu tố tác động đến phi hiệu quả xuất khẩu, nguyên nhân dẫn đến tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam chưa được khai thác hết. Các bước cụ thể như sau:

Trước hết, để ước lượng tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, luận án sử dụng cách tiếp cận biên ngẫu nhiên do Farell (1957) đề xuất, kết hợp với mô hình trọng lực do Tinbergen (1962) giới thiệu tạo thành mô hình trọng lực biên ngẫu nhiên đã được rất nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng trong các nghiên cứu về tiềm năng xuất khẩu như Kalirajan (1999), Amstrong (2007), Atif và cộng sự

(2016)…Các yếu tố được sử dụng để ước lượng tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ

cao của Việt Nam gồm: các yếu tố phản ánh cung và cầu đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam và các yếu tố hấp dẫn hoặc cản trở xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam (Các biến cụ thể đại diện cho các yếu tố được trình bày ở phần tiếp theo – mục 2.3.2, mô hình 1). Sau khi ước lượng được tiềm năng xuất khẩu, luận án tính toán các chỉ tiêu liên quan như tiềm năng xuất khẩu chưa khai thác, hiệu quả xuất khẩu và phi hiệu quả xuất khẩu của hàng công nghệ cao của Việt Nam (cách tính các chỉ tiêu này được trình bày trong chương 1, mục 1.1.3 Đo lường tiềm năng xuất khẩu).

Tiếp theo, luận án sẽ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Các yếu tố được chia thành hai nhóm: (i) Nhóm các yếu tố phản ánh chính sách tự do kinh tế của Việt Nam; (iii) Nhóm các yếu tố then chốt đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao bao gồm chất lượng nguồn nhân lực, khả năng R&D và nguồn vốn FDI (Các biến cụ thể đại diện cho các yếu tố được trình bày ở phần tiếp theo – mục 2.3.2, mô hình 2).

Các bước thực hiện chi tiết được trình bày trong khung phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt Nam tại hình 2.1.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao

Hình 2.1: Khung phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Khoảng cách địa lý

Quy mô dân số Vị trí tiếp giáp biển

Mô hình trọng lực biên ngẫu nhiên (Tinbergen, 1962; Farell, 1957; Kalirajan, 1999; Amstrong, 2007…) (1)

Tiềm năng xuất khẩu

Tiềm năng xuất khẩu đã khai thác (Hiệu quả xuất khẩu)

Chất lượng nguồn nhân lực, khả năng R&D, nguồn vốn FDI (2) Quy mô kinh tế

Tiềm năng xuất khẩu chưa khai thác (Phi hiệu quả xuất khẩu)

Tự do kinh tế (tự do thương mại, kinh doanh, tiền tệ; WTO; FTA) (2)

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)