Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 117 - 118)

7. Bố cục của luận án

4.1.2 Bối cảnh trong nước

4.1.2.1 Thời kỳ cơ cấu dân số vàng

Thời kỳ dân số vàng của Việt Nam bắt đầu từ năm 2007 và dự kiến kéo dài trong khoảng 30 năm đến 40 năm tiếp theo. Thời kỳ dân số vàng là giai đoạn mà một quốc gia sở hữu cơ cấu dân số trong đó số người ở độ tuổi lao động (15 – 64 tuổi) gấp đôi số người ở ngoài độ tuổi lao động (dưới 15 tuổi hoặc trên 64 tuổi), tức là cứ hai người trong độ tuổi lao động có một người trong độ tuổi phụ thuộc. Cơ cấu dân số vàng phản ánh khả năng tạo ra của cải và tích lũy tài sản tốt nhất mà một quốc gia có thể có. Theo nghiên cứu thì các quốc gia ở thời kỳ dân số vàng sẽ có cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế.

Đối với Việt Nam, ở trong thời kỳ dân số vàng chính là cơ hội tốt và hiếm có để tăng sản lượng và năng suất lao động, qua đó thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao. Đặc biệt, cơ cấu dân số vàng sẽ là cơ hội để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao như nhóm hàng điện, điện tử vốn là những mặt hàng thâm dụng lao động. Bên cạnh đó, lợi thế từ cơ cấu dân số vàng nếu được đi cùng với sự cải thiện về chất lượng nguồn nhân lực thì cơ hội để khai thác tốt hơn xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam càng tăng, không chỉ dừng lại ở nhóm hàng thâm dụng lao động như điện, điện tử mà cả những nhóm hàng công nghệ cao thâm dụng kỹ năng, trình độ khác. Bởi vì, lực lượng lao động dồi dào cả về số lượng và đảm bảo về chất lượng là động lực to lớn để một quốc gia cải thiện năng suất lao động, tăng cường tiếp thu công nghệ hiện đại và thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao, đồng thời nâng cao khả năng R&D, qua đó khai thác tối đa tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này.

4.1.2.2 Nguy cơ tiếp tục bị phụ thuộc vào FDI, không thoát khỏi bẫy “gia công”

Giống như các quốc gia đang phát triển thực hiện mở cửa nền kinh tế để thu hút FDI, đặc biệt là FDI vào lĩnh vực công nghệ cao nhằm khai thác lợi thế về lực lượng lao động dồi dào và tài nguyên tự nhiên sẵn có (đối với một số nước). Mục tiêu này thường dễ dàng đạt được khi dòng vốn FDI giúp giải quyết vấn đề việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, mặt trái mà các nước nhận đầu tư phải đối mặt là chất lượng xuất khẩu hàng công nghệ cao không cao, thể hiện

thông quan giá trị nội địa đóng góp vào giá trị hàng công nghệ cao xuất khẩu thấp vì chủ yếu giá trị nội địa đến từ hoạt động gia công, lắp ráp. Ngoài ra, mục tiêu hấp thụ các tác động tràn của FDI như công nghệ, bí quyết, kỹ năng… gần như không có hoặc có thì chỉ đạt được ở mức độ thấp.

Các quốc gia đang phát triển đã rất nỗ lực để thoát khỏi tình trạng này bằng cách đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động R&D nhưng không phải quốc gia nào cũng thành

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)