Tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam qua một số chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 90 - 91)

7. Bố cục của luận án

3.2 Tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam qua một số chỉ tiêu

3.2.1 Tiềm năng thị trường qua chỉ số bổ sung thương mại

Để làm rõ hơn tiềm năng của từng thị trường, luận án sử dụng chỉ số mức độ bổ sung thương mại. Kết quả tính toán mức độ bổ sung thương mại về hàng công nghệ cao của Việt Nam với tất cả các quốc gia đều ở mức cao. Năm 2007, phần lớn các quốc gia đều có cơ cấu nhập khẩu hàng công nghệ cao phù hợp ở mức trên 90% với cơ cấu xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam, ngoại trừ Trung Quốc, Hongkong, Malayxia, Philippines, Singapore và Thái Lan vốn là những đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu mặt hàng này với Việt Nam và những nước nghèo, ít có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng công nghệ cao như Sudan. Mặc dù vậy, ngay cả với các nước cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam thì mức độ bổ sung thương mại vẫn ở mức cao (khoảng 80%). Tình hình tương tự diễn ra vào năm 2013 khi chỉ có hai quốc gia là Hong Kong và Afganistan có mức độ bổ sung thương mại dưới 90%, nhưng vẫn đạt 89%, trong khi tất cả các đối tác còn lại mức độ bổ sung thương mại đều đạt trên 90%. Năm 2019 mức độ phù hợp có giảm nhưng vẫn đạt trên 80% ở tất cả các quốc gia, trong đó có khoảng 15%, tương ứng với 22 quốc gia có mức độ bổ sung trên 90% như UAE, EU, Hoa Kỳ, Hong Kong, Hàn Quốc, Nga, Paraguay, Mexico, Singapore, Thái Lan, Philippines. Điều đó cho thấy cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam rất phù hợp với cơ cấu nhập khẩu mặt hàng này của các nước. Kết quả này phần nào cho thấy tiềm năng đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam còn rất lớn.

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)