7. Bố cục của luận án
3.4 Đánh giá chung về tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam
Biến độc lập Hệ số Sai số chuẩn
TFvn,t -0,076*** 0,008 BFvn,t -0,137*** 0,016 MFvn,t -0,011*** 0,004 WTO 0,079 0,234 FTA -3,741*** 1,298 HC -4,277*** 0,585 R&D 0,090*** 0,024 lnFDI -61,634** 30,010 Hệ số chặn 332,877*** 86,517
Hausman (fe re) chi2(12) = 1,130 Prob>chi2 = 0,951
Nguồn: Kết quả ước lượng mô hình bằng phần mềm thống kê Stata Ghi chú: (***), (**) và (*) là có ý nghĩa ở mức lần lượt 1%, 5% và 10%.
3.4 Đánh giá chung về tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam Việt Nam
3.4.1 Ưu điểm
Việt Nam có tiềm năng tương đối lớn về xuất khẩu hàng công nghệ cao, thể hiện ở những điểm sau:
Trước hết, Việt Nam có tiềm năng tiếp tục tăng trưởng nhanh và ổn định trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu, xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam có tốc tăng trưởng trung bình là 35,37%/năm và duy trì mức tăng liên tục trong thời gian dài. Tốc độ tăng trưởng cao đã giúp xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của đất nước. Đồng thời, sự tăng trưởng nhanh và ổn định trong cả giai đoạn đã đưa Việt Nam trở
thành một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu hàng công nghệ cao. Tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao uy tín của quốc gia và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, phân tích thành phần thay đổi (Shift-share) cũng cho thấy vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu hàng công nghệ cao của thế giới đã được cải thiện đáng kể không chỉ dựa vào tốc độ tăng trưởng cao mà còn do đóng góp lớn từ sự tiến bộ về cơ cấu xuất khẩu. Điều này phản ánh khả năng tăng trưởng hay tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam tương đối chắc chắn.
Tiếp theo, Việt Nam có tiềm năng lớn xuất khẩu hàng công nghệ cao, xét về cơ cấu mặt hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu mặt hàng công nghệ cao xuất khẩu của Việt Nam khá phù hợp với cơ cấu mặt hàng công nghệ cao xuất khẩu của thế giới. Điều này phản ánh xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam có xu hướng phù hợp với nhu cầu thế giới. Ngoài ra, sự tăng trưởng nhanh và ổn định của nhiều nhóm hàng thuộc nhóm các sản phẩm truyền thống trong giai đoạn nghiên cứu cũng là một thuận lợi đối với tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam.
Cuối cùng, kết quả ước lượng cũng cho thấy, tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam còn tương đối lớn khi xuất khẩu thực tế mới chỉ đạt khoảng gần 30% so với mức tối đa có thể đạt được, tức là Việt Nam còn có khả năng tăng xuất khẩu mặt hàng này thêm 70% nữa.
Tóm lại, tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam còn khá lớn. Hiện nay Việt Nam mới chỉ khai thác được khoảng 30% khả năng, 70% còn lại chưa được khai thác). Khả năng tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong tương lai được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong quá khứ và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu phù hợp với cơ cấu mặt hàng của thị trường thế giới.