Kinh nghiệm khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 56 - 67)

7. Bố cục của luận án

1.2.1 Kinh nghiệm khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của

Thái Lan

1.2.1.1 Thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Thái Lan

Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng công nghệ cao, Thái Lan là đại diện tiêu biểu cho các quốc gia đang phát triển với trình độ công nghệ và nguồn lực con người còn hạn chế, song lại tận dụng được làn sóng toàn cầu hóa, chuyên môn hóa để trở thành những quốc gia xuất khẩu hàng công nghệ cao hàng đầu thế giới. Năm 2007, Thái Lan xuất khẩu khoảng 37,9 tỷ USD hàng công nghệ cao. Sau 10 năm, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Thái Lan đạt mức 46,9 tỷ USD, xếp thứ 16 thế giới (WITS, 2020). Về mặt hàng, Thái Lan có thế mạnh trong nhóm hàng điện tử. Thái Lan là quốc gia xuất khẩu ổ cứng lớn thứ hai thế giới (sau Singapore), nhờ đó tạo công ăn

việc làm cho khoảng 300.000 lao động. Đồng thời, Thái Lan cũng là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới nhiều sản phẩm và linh kiện điện tử.

Tuy nhiên, xuất khẩu hàng công nghệ cao của Thái Lan không được đánh giá cao về chất lượng khi xuất khẩu phụ thuộc ngày càng lớn vào nhập khẩu linh, phụ kiện. Năm 2007, quốc gia này nhập khẩu khoảng 29,9 tỷ USD, tỷ lệ nhập khẩu trên xuất khẩu hàng công nghệ cao lên tới 78,9%. Năm 2017, Thái Lan nhập khẩu 45,3 tỷ USD, tỷ lệ nhập khẩu trên xuất khẩu 96,6% (WITS, 2020). Không chỉ có vậy, theo UN (2005), xuất khẩu hàng công nghệ cao của Thái Lan phụ thuộc vào nhập khẩu các linh kiện phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và các doanh nghiệp FDI, trong khi đóng góp của các doanh nghiệp Thái Lan chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp. Hoạt động chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI có nhưng rất ít khi có hoạt động chuyển giao công nghệ liên quan đến thiết kế và phát triển sản phẩm.

1.2.1.2 Khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Thái Lan

Cách Thái Lan khai thác tiềm năng để trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng công nghệ cao hàng đầu thế giới có thể tóm tắt như sau:

Trong giai đoạn đầu, dựa trên lợi thế tiềm năng về nguồn nhân lực giá rẻ nhưng có kỹ năng tương đối tốt so với các quốc gia trong khu vực, từ khá sớm Thái Lan đã chủ động thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng công nghệ cao. Nhờ đó, Thái Lan tham gia sâu vào chuỗi giá trị hàng công nghệ cao toàn cầu, làm chủ khâu sản xuất và lắp ráp sản phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Thái Lan cũng phát triển thành những nhà thầu phụ, nhà cung cấp cho các doanh nghiệp FDI, đồng thời là các công ty xuyên quốc gia có lợi thế về vốn, công nghệ nắm giữ khâu thiết kế và phát triển sản phẩm. Do vậy, quốc gia này đã xây dựng thành công một ngành công nghiệp điện tử có khả năng cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ, đồng thời là nhà sản xuất và xuất khẩu rất nhiều sản phẩm và linh kiện điện tử cung cấp cho thị trường thế giới.

Ở giai đoạn tiếp theo, trên cơ sở nắm bắt được điểm yếu phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI trong xuất khẩu hàng công nghệ cao, chính phủ Thái Lan đã đề ra một số biện pháp nhằm giúp đất nước này cải thiện chất lượng xuất khẩu theo hướng doanh nghiệp nội địa chủ động tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng hàng

công nghệ cao, đặc biệt là những khâu tạo giá trị gia tăng lớn và bền vững như thiết kế và nghiên cứu phát triển sản phẩm. Những giải pháp cụ thể gồm có: (i) Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ; (ii) Cải tiến năng lực đổi mới trong nước; (iii) Đầu tư mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng và nhân lực cho lĩnh vực công nghệ thông tin, làm nền tảng đổi mới công nghệ của đất nước; (iv) Xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp công nghệ cao, điển hình là cụm công nghiệp sản xuất ổ cứng. Với những biện pháp này, Thái Lan đặt mục tiêu khắc phục những hạn chế vốn có về nguồn nhân lực, khả năng R&D, trình độ công nghệ; đồng thời hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn FDI, qua đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghệ cao của đất nước cả về mặt lượng và mặt chất.

1.2.2 Kinh nghiệm khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc Trung Quốc

1.2.2.1 Thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc

Cùng có xuất phát điểm thấp nhưng Trung Quốc đạt được tăng trưởng nhanh và liên tục trong nhiều năm về xuất khẩu hàng công nghệ cao, đưa nước này lần lượt vượt qua nhiều cường quốc trong lĩnh vực xuất khẩu hàng công nghệ cao. Cụ thể, Trung Quốc vượt qua Ấn Độ vào năm 1992; tiếp theo là Brazil từ năm 1997; đến Singapore từ năm 2005; sau đó lần lượt là Pháp, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Italia từ năm 2009, đồng thời trở thành nhà xuất khẩu hàng công nghệ cao lớn thứ ba thế giới. Hiện nay, Trung Quốc chiếm vị trí thứ nhất về xuất khẩu mặt hàng này, với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 822 tỷ USD; gấp khoảng 2,5 lần kim ngạch của nước đứng thứ hai.

Không chỉ tăng trưởng nhanh về mặt lượng, Trung Quốc đã có sự tiến bộ lớn về mặt chất lượng xuất khẩu. Giai đoạn trước năm 2009, chất lượng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc bị đánh giá thấp. Theo Xiong (2017), xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc chủ yếu là gia công, giá trị gia tăng thấp; trong đó, có tới 90% thương mại gia công thuộc về khối doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, kể từ sau năm 2009, xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc được đánh giá ngày càng cao về chất lượng. Hiện nay, Trung Quốc có thị trường rộng lớn và đồng thời là nhà cung ứng các linh phụ kiện đầu vào phục vụ sản xuất hàng công nghệ cao của nhiều

quốc gia trên thế giới như Hongkong, Mỹ, Nhật Bản, các nước thuộc EU, Singapore, Mexico, Malayxia, Việt Nam.

1.2.2.2 Khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc

Cũng đi lên từ một nước đang phát triển, nhưng khác với Thái Lan, Trung Quốc có những lợi thế vượt trội giúp nước này bứt phá nhanh chóng trong giai đoạn đoạn đầu. Nhờ vào tiềm năng lực lượng lao động vô cùng đông đảo, chi phí nhân công ban đầu tại Trung Quốc cũng rất rẻ đã giúp quốc gia này đạt được hiệu quả chi phí rất cao, là điểm mạnh thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng công nghệ cao. Do áp đảo về chi phí sản xuất, Trung Quốc nhanh chóng thâm nhập và chiếm lĩnh rất nhiều thị trường lớn trên thế giới, qua đó tích lũy được một lượng ngoại tệ vô cùng lớn, là cơ sở để thực hiện những cải tiến sâu và bền vững chất lượng xuất khẩu. Điểm mấu chốt trong chiến lược phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc có thể tóm lược lại ở hai vấn đề sau:

Một là, tăng cường học hỏi những công nghệ sản xuất và kinh nghiệm quản lý

tiên tiến thông qua kênh FDI. Nói cách khác, Trung Quốc chủ động “bắt chước” công nghệ của nước ngoài để từng bước phát triển từ nhà gia công, sang nhà sản xuất và sáng tạo hàng công nghệ cao hàng đầu thế giới, tiêu biểu như các hãng công nghệ nổi tiếng thế giới đến từ Trung Quốc như Huawei, Xiaomi… Để tăng khả năng “hấp thụ” và “học hỏi” công nghệ mới thông qua kênh FDI, Trung Quốc tăng mạnh chi phí đầu tư cho hoạt động R&D, qua đó cải thiện khả năng R&D.

Hai là, Trung Quốc thực hiện đổi mới công nghệ theo hướng mở, giúp quốc

gia này đạt được các mục tiêu đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng. Điều này được thể hiện thông qua mức độ hợp tác quốc tế trong các bằng sáng chế của quốc gia này tương đối cao. Tuy nhiên, điều này có thể khiến Trung Quốc phụ thuộc vào kiến thức bên ngoài, gây cản trở việc xây dựng các kiến thức bản địa.

1.2.3 Kinh nghiệm khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Hàn Quốc Hàn Quốc

1.2.3.1 Thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Hàn Quốc

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ cao của Hàn Quốc đạt khoảng 123 tỷ USD, sau hơn 10 năm, giá trị xuất khẩu hàng công nghệ cao của Hàn Quốc tăng khoảng 50%, đạt mức 215 tỷ USD vào năm 2018. Với mức này, Hàn Quốc đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu hàng công nghệ cao. Hiện nay, Hàn Quốc nổi tiếng thế giới với những hãng công nghệ quy mô toàn cầu như Samsung, Huyndai, LG, SK Hynix…

Không chỉ đi đầu về xuất khẩu các mặt hàng điện tử, nặng về gia công lắp ráp và phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài như đa phần các nước đang phát triển. Hàn Quốc bằng rất nhiều nỗ lực và đầu tư đã nhanh chóng thoát khỏi “cái bẫy” gia công mà các quốc gia đang phát triển gặp phải. Sau giai đoạn đầu cũng đi từ gia công lắp ráp để xuất khẩu, ngày nay Hàn Quốc được biết đến như một quốc gia đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu công nghệ tiên tiến nhất như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, thực tế ảo, năng lượng tái tạo…

Nhờ đó, Hàn Quốc ngày nay mạnh về khâu thiết kế và phát triển, trở thành đất nước xuất khẩu hàng công nghệ cao hàng đầu thế giới, đồng thời là một trong những nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao lớn nhất thế giới. Tại Việt Nam, chỉ riêng Samsung đã đóng góp gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, và phần lớn xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam cũng đến từ tập đoàn Hàn Quốc này.

1.2.3.2 Khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Hàn Quốc

Cũng có xuất phát điểm từ một nước đang phát triển, trình độ công nghệ lạc hậu, nhưng Hàn Quốc nhanh chóng bứt phá và đạt được những thành tự vượt trội, vững chắc so với các quốc gia đang phát triển khác. Nguyên nhân nằm ở cách tiếp cận có phần khác biệt của Hàn Quốc:

Trước hết, Hàn Quốc quyết liệt lựa chọn định hướng xây dựng và phát triển khả năng công nghệ bản địa. Thay vì trông đợi dẫn đến ngày càng phụ thuộc vào khối

FDI trong xuất khẩu hàng công nghệ cao, Hàn Quốc đã quyết liệt đầu tư cho lĩnh vực R&D từ rất sớm. Đồng thời, quốc gia này xác định chỉ khi kiến thức và khả năng bản địa được nâng cao thì quốc gia mới tận dụng được những tác động tích cực từ nguồn vốn FDI đem lại.

Tiếp theo, nếu chỉ đầu tư mạnh cho hoạt động R&D vẫn chưa đủ. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn đầu mức đầu tư cho hoạt động này của Hàn Quốc tuy cao nhưng hiệu quả thấp, dẫn đến nguồn vốn FDI không phát huy hết tác dụng. Bên cạnh đó, chủ nghĩa bảo hộ công nghệ của các nước tiên tiến cũng khiến cho mục tiêu tận dụng tác động lan toả công nghệ thông qua kênh FDI ngày càng bị hạn chế. Để đối phó với tình huống này, ngay từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Hàn Quốc đã xác định khu vực tư nhân đóng vai trò quyết định đổi mới công nghệ, chính phủ đóng vai trò hỗ trợ cơ sở hạn tầng khoa học công nghệ.

Cuối cùng, yếu tố giúp Hàn Quốc phát triển mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu hàng công nghệ cao nằm ở những nỗ lực của cả chính phủ và khu vực tư nhân trong đào tạo lực lượng lao động và tạo lập một môi trường chính trị ổn định, làm cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng công nghệ cao nói riêng.

Tóm lại, Hàn Quốc đại diện cho mô hình tăng trưởng nhanh để bắt kịp các

quốc gia phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao bằng cách đầu tư lớn cho hoạt động R&D, qua đó tăng cường khả năng công nghệ bản địa. Tuy nhiên, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiểu rủi ro từ áp lực tăng trưởng nhanh. Ngoài ra, việc quá tập trung vào tạo lập kiến thức bản địa, trong khi mức độ hợp tác quốc tế để đổi mới ở mức thấp vào những thời điểm nhất định có thể khiến quốc gia này đi vào tình trạng bế tắc, bỏ qua cơ hội đạt được kiến thức mới hoặc đa dạng hoá kiến thức như cách mà Trung Quốc đã làm. Tuy vậy, chiến lực xây dựng và phát triển năng lực bản địa đã giúp Hàn Quốc làm chủ những thị trường ngách nhất định trong bản đồ hàng công nghệ cao của thế giới như hàng điện tử, viễn thông, chất bán dẫn…

1.2.4 Kinh nghiệm khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Singapore Singapore

1.2.4.1 Thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Singapore

Mặc dù là một quốc gia nhỏ bé về diện tích và dân số nhưng Singapore lại là một cường quốc trong lĩnh vực xuất khẩu hàng công nghệ cao. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ cao của Singapore đạt khoảng 136 tỷ USD. Năm 2017, Singapore xuất khẩu khoảng hơn 150 tỷ USD. Với mức này, Singapore chỉ đứng sau Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước EU về xuất khẩu hàng công nghệ cao.

Những mặt hàng công nghệ cao xuất khẩu chủ lực của Singapore là thiết bị điện, điện tử; thiết bị quang học; thiết bị y tế, máy ảnh… Hongkong, Trung Quốc, các nước ASEAN, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản là những đối tác nhập khẩu hàng công nghệ cao lớn nhất của Singapore.

1.2.4.2 Khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Singapore

Không giống như các quốc gia trong khu vực cũng như các nước xuất khẩu hàng công nghệ cao lớn khác trên thế giới, Singapore không có tiềm năng về tài nguyên tự nhiên, ngay cả nguồn nhân lực cũng phải phụ thuộc vào nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tiềm năng duy nhất mà quốc gia này sở hữu chính là vị trí địa lý ở cửa ngõ giao lưu giữa các tuyến vận tải biển từ châu Á đi các châu lục khác. Singapore đã khai thác lợi thế này để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như nguồn ngoại tệ lớn từ các dịch vụ liên quan đến vận tải đường biển. Vị trí địa lý thuận lợi cũng tạo ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của đất nước này.

Chính vì có nhiều bất lợi như vậy nên ngay từ sớm Singapore đã định hướng trở thành trung tâm tài chính và công nghệ cao của châu Á, lấy năng suất lao động bù đắp cho lực lượng lao động thiếu hụt. Bên cạnh đó, Singapore là một quốc gia nỗ lực không ngừng để đổi mới và mở cửa kinh tế. Những biện pháp cụ thể và tích cực mà quốc gia này đã thực hiện bao gồm: thực thi chính sách tự do thương mại; liên tục cải tiến thủ tục để giảm chi phí vận hành doanh nghiệp, duy trì cơ chế đối thoại với doanh nghiệp để chính phủ kịp thời nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp và có biện pháp hỗ trợ cần thiết; thực hiện cơ chế một cửa; đảm bảo không có tham nhũng trong bộ máy

chính phủ. Đặc biệt, trong lĩnh vực lao động, Singapore duy trì mối quan hệ lao động hài hoà, không ngừng tăng lương và cải thiện chế độ làm việc. Ngoài ra, công tác đào tạo lao động theo định hướng thị trường và FDI là một kênh quan trọng để xác định nhu cầu lao động. Cuối cùng, giống như Hàn Quốc, chính phủ Singapore có vai trò tạo lập và duy trì cơ sở hạ tầng đầy đủ, toàn diện và minh bạch để hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển.

1.2.5 Bài học kinh nghiệm về khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao cho Việt Nam

Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của một số quốc gia trên thế giới có thể rút ra một số kết luận như sau:

Một là, các quốc gia thành công trong khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng

công nghệ cao đều có xuất phát điểm là những quốc gia đang phát triển với một số

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)