Một số hàm ý chính sách nhằm khai thác tiềm năng xuất hàng công nghệ cao

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 120 - 123)

7. Bố cục của luận án

4.3 Một số hàm ý chính sách nhằm khai thác tiềm năng xuất hàng công nghệ cao

của Việt Nam

Việt Nam đang có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu hàng công nghệ cao, tuy nhiên những lợi thế này không xuất phát từ những giá trị bên trong lợi thế so sánh, chất lượng nguồn nhân lực hay khả năng R&D nên khó đảm bảo sự tăng tưởng ổn định và bền vững. Do đó, nếu muốn tận dụng được những cơ hội, đồng thời đối phó thành công với những thách thức trong bối cảnh mới nhằm đạt mục tiêu khai thác

tiềm năng khẩu mặt hàng này trong tương lai thì Việt Nam cần phải khắc phục những nhược điểm về môi trường thương mại, kinh doanh và tiền tệ; chất lượng nguồn nhân lực; khả năng R&D; đồng thời tiếp tục khai thác những ưu điểm về cơ cấu hàng hóa, tiến bộ về cơ cấu xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng; tận dụng cơ hội từ các FTA đã và sẽ ký kết để khai thác tốt hơn tiềm năng xuất khẩu. Để đưa ra các hàm ý chính sách, luận án sẽ bám sát các kết quả nghiên cứu đã đạt được.

Một là, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tự do trong lĩnh vực thương mại, kinh

doanh và tiền tệ giúp giảm phi hiệu quả xuất khẩu, qua đó thúc đẩy khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ tự do trong các lĩnh vực này của Việt Nam không cao. Do đó, giải pháp cho vấn đề này là Việt Nam nên cải thiện hơn nữa mức độ tự do trong các lĩnh vực này vì:

- Tự do hóa thương mại sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng công nghệ cao giảm chi phí do các rào cản đối với các nguyên vật liệu và linh phụ kiện đầu vào phục vụ sản xuất, qua đó hạ giá thành sản xuất.

- Tự do hóa kinh doanh sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, giúp doanh nghiệm giảm chi phí hoạt động, qua đó đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp xuất khẩu tăng khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu hàng công nghệ cao ra nước ngoài.

- Tự do hoá lĩnh vực tiền tệ đồng nghĩa với tăng hiệu quả quản lý tiền tệ của nhà nước, duy trì ổn định giá cả với ít sự can thiệp của Nhà nước. Yếu tố này giúp doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng công nghệ cao chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, loại trừ rủi ro biến động giá, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu, qua đó thúc đẩy khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao.

Tựu chung lại, tự do hóa kinh tế sẽ giúp khai thác tốt hơn tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, giải pháp này có thể làm phát sinh vấn đề liên quan đến chất lượng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam vì khi thực hiện tự do hóa thương mại có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động gia công, khiến cho xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam phụ thuộc vào gia công hơn nữa.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phi hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam sang các quốc gia cùng là thành viên của một FTA với Việt Nam sẽ cao hơn sang các quốc gia không phải là thành viên của một FTA với Việt Nam. Do đó, việc hướng đến các quốc gia cùng là thành viên của một FTA cũng đem lại những thuận lợi nhất định cho Việt Nam khi khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao.

Hai là, kết quả nghiên cứu đáng chú ý thứ hai chỉ ra rằng, FDI đóng vai trò

lớn trong việc khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, thông qua cắt giảm phi hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, môi trường đầu tư của Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn để thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, trong tương lai cần có các chính sách khuyến khích đầu tư hơn nữa nhằm thúc đẩy khai thác hàng công nghệ cao của Việt Nam.

Ngoài nguồn vốn FDI, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng giúp giảm phi hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Hơn nữa, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện để Việt Nam tận dụng được các tác động từ nguồn vốn FDI mang lại. Tuy nhiên, việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực đòi hỏi đầu tư lâu dài trong khi nguồn lực của Việt Nam còn hạn chế. Thực tế cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam có cải thiện đáng kể trong giai đoạn vừa qua nhưng vẫn chưa được đánh giá cao. Do đó, trong tương lai cần có chính sách nhằm cải thiện yếu tố này.

Mặc dù kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc cải thiện yếu tố khả năng R&D không làm giảm phi hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, tuy nhiên yếu tố này đã được nhiều nghiên cứu cũng như thực tế tại các quốc gia cho thấy nó đóng vai quyết định trong việc khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao. Do vậy, trong dài hạn Việt Nam vẫn cần có chính sách để nâng cao năng lực R&D của quốc gia.

Nói tóm lại, để khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao, Việt Nam phải thực hiện tự do hóa hơn nữa lĩnh vực thương mại, kinh doanh và tiền tệ; đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và khả năng R&D song song với thu hút nguồn vốn FDI. Đặc biệt, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định,

đảm bảo khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao trong dài hạn. Để đạt được những mục tiêu này, các giải pháp cụ thể sẽ bao gồm:

Một phần của tài liệu Luận án phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)