Tăng cường các biện pháp tổ chức kiểm tra kế toán, phân tích và quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tại trường Đại học Tây Bắc (Trang 104 - 110)

- Trung tâm chuyển giao khoa học công nghệ

4.3.6.Tăng cường các biện pháp tổ chức kiểm tra kế toán, phân tích và quản lý tài chính

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

4.3.6.Tăng cường các biện pháp tổ chức kiểm tra kế toán, phân tích và quản lý tài chính

toán kế toán và các tài liệu liên quan khác.

Việc phân tích tài chính (mà chủ yếu là tập trung vào phân tích báo cáo tài chính) sẽ giúp Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các dự toán thu, chi; tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn; tình hình chấp hành các chế độ chính sách quản lý kinh tế, tài chính, các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu. Từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến, vận dụng kinh nghiệm tổ chức quản lý tài chính, khai thác mọi tiềm năng tăng thu, tiết kiệm chi, sử dụng các nguồn lực với hiệu quả kinh tế cao.

Việc công khai báo cáo tài chính ở trường còn mang tính hình thức và không thực hiện đúng như quy định tại Quyết định số 225/1998/QĐ- TTg ngày 20/11/1998 của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 182/2001/QĐ-TTg ngày 20/11/2001. Vì vậy trường cần thực hiện nghiêm túc về thời gian công khai tài chính và nội dung công khai để phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức đồng thời thực hiện quyển kiểm soát, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước.

4.3.6. Tăng cường các biện pháp tổ chức kiểm tra kế toán, phân tích và quản lý tài chính tài chính

Trong tổ chức bộ máy tổ chức kế toán ở trường hiện nay đều không có bộ phận kiểm tra kế toán riêng. Công tác kiểm tra kế toán nội bộ thường giao cho bộ phận kế

toán độc lập của khoa Kinh tế kiêm nhiệm. Song, để nâng cao chất lượng công tác kế toán kiểm toán nội bộ, cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

Một là, xây dựng kế hoạch kiểm tra. Hàng năm phải xây dựng kế hoạch kiểm tra kế toán nội bộ ngay từ đầu năm. Trong kế hoạch phải xác định rõ những người chịu trách nhiệm kiểm tra từng khâu công việc, đối tượng kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra kế toán xây dựng phải phù hợp với điều kiện tổ chức kế toán của đơn vị và có tính khả thi cao.

Hai là, nội dung và phương pháp kiểm tra. Nội dung kiểm tra bao gồm toàn bộ các công việc liên quan đến công tác kế toán như chứng từ, việc chấp hành chế độ ghi chép ban đầu và ghi chép trên sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, thực hiện các định mức kinh tế, kỹ thuật, các dự toán thu, chi, mua sắm, xây dựng … theo quy định tại Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính.

Với những nội dung cần có phương pháp kiểm tra phù hợp. Kiểm tra chứng từ phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ thông qua việc xem xét các yếu tố chứng từ, đối chiếu với thực tế và các tài liệu có liên quan.

Kiểm tra tình hình ghi chép kế toán bao gồm kiểm tra việc sử dụng các tài khoản kế toán, việc tổ chức hệ thống sổ kế toán, nội dung ghi chép từng chứng từ vào sổ kế toán. Kiểm tra tình hình lập báo cáo kế toán phải xem xét các loại báo cáo kế toán mà đơn vị cần lập để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính và yêu cầu quản trị đơn vị. Xem xét việc tổng hợp số liệu, tài liệu từ các sổ kế toán vào báo cáo kế toán, kiểm tra tính thống nhất của các chỉ tiêu có liên quan trong các báo cáo kế toán khác nhau.

Trong khi kiểm tra, cán bộ kiểm tra cần kịp thời uốn nắn những sai sót mà cán bộ, nhân viên kế toán đã phạm phải và trực tiếp hướng dẫn họ làm đúng từng phần hành kế toán. Ngoài việc cán bộ kiểm tra công tác kế toán trong toàn trường theo định kỳ thì hàng ngày và thường xuyên nhân viên kế toán phải tự kiểm tra công việc kế toán do mình phụ trách, đề phòng trường hợp sai sót để kịp thời điều chỉnh. Công tác kiểm soát nội bộ có tính độc lập tương đối cao so với công tác tự kiểm tra ở các bộ phận. Nó có tác động tích cực đến việc phát hiện và điều chỉnh

những sai sót trong công tác quản lý và công tác kế toán ở đơn vị. Do đó, trường cần phải tổ chức bộ phận kiểm soát nội bộ, được tổ chức và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu.

Việc xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ ở nhà trường phải cụ thể hoá các chính sách, chế độ của Nhà nước cũng như các quy định có liên quan của Bộ, ngành, địa phương quản lý. Ngoài ra, quy chế kiểm soát nội bộ của trường còn là cơ sở, chuẩn mực để hệ thống kiểm soát này hoạt động có hiệu lực. Trong quy chế, ngoài việc quy định các vấn đề chung, các vấn đề về phân cấp trong quản lý kinh tế, tài chính và hạch toán nội bộ cũng cần phải được quy định cụ thể.

Trước hết, cần nêu rõ vai trò, trách nhiệm của hệ thống kiểm soát nội bộ, các khoa, phòng, ban trong trường cũng như cá nhân đối với hoạt động kiểm soát nội bộ. Quy định cụ thể các lĩnh vực hoạt động của trường, cơ cấu bộ máy quản lý, thời gian làm việc của các bộ phận chức năng, mối quan hệ giữa các khoa, phòng, ban trong toàn trường, quy chế về quản lý tiền mặt, quy chế về quản lý TSCĐ, về quản lý công nợ.

Trên cơ sở các quy chế kiểm soát nội bộ, bộ phận kiểm tra tại trường có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra tất cả các hoạt động kinh tế, tài chính ở trường. Theo đó, bộ phận kiểm tra kế toán và kiểm soát nội bộ cần lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra định kỳ việc chấp hành chế độ, chính sách, các quy định về thu, chi như thu phí, lệ phí, thu các khoản công nợ, chi các khoản tiền phải trả cho cán bộ, giảng viên, sinh viên và các đối tượng khác; phân công, phân nhiệm cho từng cá nhân trong phòng một cách cụ thể. Trong điều kiện hiện nay nên tổ chức bộ phận kiểm soát nội bộ, trong đó ít nhất có một người làm nhiệm vụ chuyên trách có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực kiểm soát

Ba là, thực hiện giải pháp tài chính như:

Trường có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường

Các nguồn tài chính của trường phải hợp pháp và được sử dụng đúng mục đích, phục vụ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường. Cần có chiến lược khai thác các nguồn tài chính khác nhau để đáp ứng có hiệu quả các hoạt động của trường và tái đầu tư phát triển, đồng thời khai thác hết các tiềm năng đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ để đáp ứng nhu cầu xã hội.

Vì vậy trường nên tiếp tục liên kết đào tạo với các tổ chức, các trường đại học lớn trong nước để mở rộng quy mô, các loại hình đào tạo để tăng thêm các nguồn thu từ các khoản học phí, lệ phí ...và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tăng cường mở rộng các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trên cơ sở ký các hợp đồng nghiên cứu khoa học, thỏa thuận tài trợ với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước.

Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính được chuẩn hóa, công khai hóa, minh bạch và theo đúng quy định.

Công tác lập kế hoạch tài chính hàng năm được coi trọng và là một bộ phận công việc của trường. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch kinh phí nghiên cứu khoa học chưa bám sát vào danh mục đề tài nghiên cứu và chưa chi tiết. Hệ thống thông tin quản lý chưa liên kết với các công tác quản lý khác như: quản lý đào tạo, quản lý sinh viên.

Vì vậy trường phải tiếp tục thực hiện công tác kế hoạch tài chính hàng năm sát thực tế và phù hợp yêu cầu hoạt động, nhiệm vụ của trường. Kế hoạch năm học được hoàn thiện theo hướng khai thác tốt nguồn thu, đảm bảo chi thường xuyên và tăng thêm thu nhập cho giảng viên, cán bộ. Việc lập kế hoạch nghiên cứu khoa học dựa trên cơ sở tên đề tài được xét duyệt nhằm chủ động hơn trong công tác quản lý và thanh toán các khoản chi cho nghiên cứu khoa học.

Cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, thống nhất và liên kết giữa phần mềm quản lý tài chính với các phần mềm quản lý đào tạo, quản lý sinh viên.

các đơn vị trực thuộc và các hoạt động của trường.

Nhà trường phải tiếp tục nghiên cứu và ban hành các quy định về quản lý tài chính, hướng dẫn chế độ kế toán cho đơn vị trực thuộc. Đẩy mạnh công khai tài chính theo hướng tăng cường tính chủ động, tiếp tục khảo sát nhu cầu chi làm cơ sở khoán kinh phí cho các đơn vị. Sửa đổi và hoàn chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ cho sát với thực tế và cân đối giữa nguồn thu và nhiệm vụ đào tạo.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian tìm hiều và nghiên cứu, luận văn đã thu được các kết quả sau : 1. Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ, tổ chức hệ thống tài khoản, tổ chức hệ thống số sách, tổ chức hệ thống báo cáo và tổ chức kiểm tra kế toán)

2. Làm rõ hơn cơ sở thực tiễn thông qua việc tìm hiểu thực trạng tổ chức kế toán tại trường Đại học Tây Bắc về các hoạt động như: phân tích nguồn thu – chi, tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức vận dụng chế độ chứng từ; tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán; tổ chức vận dụng hệ thống số sách kế toán; tổ chức vận dụng chế độ báo cáo tài chính và báo cáo kế toán và tổ chức kiểm tra kế toán – phân tích tài chính.

3. Đưa ra các định hướng, quan điểm và mục tiêu phát triển của trường Đại học Tây Bắc để làm căn cứ đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán nhằm giúp cho việc quản lý tài chính đạt hiệu quả cao và đáp ứng với yêu cầu phát triển của trường trong thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Đề xuất sáu giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán của trường Đại học Tây Bắc, đó là: Nâng cao năng lực và vai trò của tổ chức bộ máy kế toán; Nâng cao hiệu quả tổ chức vận dụng chế độ chứng từ; Nâng cao hiệu quả tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán; Nâng cao hiệu quả tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán; Nâng cao hiệu quả tổ chức vận dụng chế độ báo cáo tài chính; Tăng cường các biện pháp tổ chức kiểm tra kế toán, phân tích và quản lý tài chính.

5. Tuy nhiên, để xây dựng trường Đại học Tây Bắc thành trường đại học đa ngành đòi hỏi trường phải nỗ lực hơn nữa để có thể huy động tất cả nguồn lực trong xã hội. Hoàn thiện tổ chức kế toán là một trong những hoạt động quan trọng bậc nhất giúp nhà trường khai thác tối đa nguồn tài chính cho sự nghiệp giáo dục đào tạo đồng thời sử dụng nguồn tài chính đó một cách hiệu quả nhất.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định khi thực hiện đề tài. Kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và những người quan tâm để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tại trường Đại học Tây Bắc (Trang 104 - 110)