Cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tại trường Đại học Tây Bắc (Trang 26 - 27)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TỰ BẢO ĐẢM MỘT PHẦN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

2.1.2. Cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một

phần chi phí hoạt động

Quản lý tài chính là sự tác động có mục đích thông qua các tổ chức, công cụ và phương pháp nhất định nhằm điều chỉnh quá trình tạo lập và sử dụng của các nguồn lực tài chính. Quản lý tài chính có một vị trí đặc biệt quan trọng có tác dụng chi phối đến hiệu quả của các loại hình quản lý khác. Thông qua quản lý tài chính để phát huy các chức năng vốn có của tài chính: kiểm tra, giám đốc tài chính của đơn vị nhằm phục vụ cho hoạt động của đơn vị.

Cơ chế quản lý tài chính được hiểu là một tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của đơn vị trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.

Nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động bao gồm: cơ chế quản lý tài sản, cơ chế quản lý nguồn thu, cơ chế quản lý các khoản chi phí, cơ chế trích lập các quỹ, cơ chế kiểm soát tài chính…..

Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung phân tích cơ chế quản lý các khoản thu, các khoản chi và trích lập các quỹ mà các hoạt động này có tác động ảnh hưởng đến tổ chức kế toán tại một loại hình đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động là trường đại học công lập và hướng tới mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tại trường Đại học Tây Bắc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w