Nguồn thu của trường đại học công lập * Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tại trường Đại học Tây Bắc (Trang 27 - 30)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TỰ BẢO ĐẢM MỘT PHẦN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

2.1.2.1.Nguồn thu của trường đại học công lập * Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp

* Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp

Chi cho giáo dục – đào tạo là một trong những nội dung quan trọng nhất của hoạt động chi ngân sách Nhà nước. Luật Giáo dục ghi rõ: Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục. Ngân sách nhà nước chi chi giáo dục phải được phân bổ theo nguyên tắc công khai, tập trung dân chủ, căn cứ vào quy mô phát triển giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, miền và thể hiện được chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

chi phát triển trong ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục- đào tạo. Ngoài ra, Nhà nước còn dành một phần kinh phí từ ngân sách và sử dụng các nguồn khác để đưa cán bộ khoa học đi đào tạo, bồi dương ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến.

Ngân sách Nhà nước cấp cho trường đại học bao gồm các khoản mục:

- Một phần kinh phí hoạt động thường xuyên của trường đại học được ngân sách nhà nước bảo đảm

- Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp thẩm quyền giao; kinh phí thanh toán cho trường đại học theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng do các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí đầu tư ban đầu, đầu tư khuyến khích của Nhà nước đối với các trường ngoài công lập.

Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp hiện vẫn giữ vai trò chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tài chính của trường đại học. Tuy nhiên quy trình cấp phát ngân sách cho giáo dục đại học vẫn theo lối mòn của cách cấp phát theo nhu cầu thường niên. Trong các hạng mục dự chi hàng năm ( chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản, chi sửa chữa nhỏ, chi mua sắm trang thiết bị, chi đầu tư mới, chi theo chương trình…), chi theo chương trình không đáng kể. Tất cả các hạng mục chi trên đều được thực hiện theo chỉ tiêu đào tạo được giao hàng năm, dựa trên dự toán của các trường đại học.

* Nguồn thu từ học phí, các lệ phí

Để tăng cường nguồn lực cho giáo dục, thực hiện đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho giáo dục, điều 36 Hiến pháp năm 1992 quy định “Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục” và “khuyến khích các nguồn đầu tư khác”. Chính sách đó cho phép huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho phát triển giáo dục và đào tạo nhằm chia sẻ bớt gánh nặng đối với Nhà nước. nguồn thu từ học phí, lệ phí…đã góp phần tăng

cường kinh phí đầu tư cho giáo dục. Thông qua việc thu học phí nhà nước cũng có thể điều tiết quy mô, cơ cấu đào tạo và thực hiện chính sách công bằng xã hội.

Theo Luật giáo dục, học phí, lệ phí là khoản đóng góp của gia đình người học hoặc người học để góp phần đảm bảo cho các hoạt động giáo dục. Chính phủ quy định khung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất cả các loại hình trường, cơ sở giáo dục khác theo nguyên tắc không bình quân, thực hiện miễn giảm cho các đối tượng được hưởng theo chính sách xã hội và người nghèo. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính căn cứ quy định của Chính phủ về học phí, hướng dẫn việc thu và sử dụng học phí, lệ phí tuyển sinh của các trường và cơ sở giáo dục khác trực thuộc trung ương.

Sau khi Nhà nước xoá bỏ bao cấp hoàn toàn trong giáo dục, học phí có một vị trí rất quan trọng, chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng thu của trường, thậm chỉ có trường nguồn thu từ học phí cao gấp hơn 2 lần so với ngân sách Nhà nước cấp.

Việc thực hiện chính sách học phí mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Thứ nhất, học phí là một trong những nguồn kinh phí quan trọng nhất để phát triển giáo dục đại học trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang nên kinh tế thị trường. Thứ hai, thông qua chính sách học phí, Nhà nước có thể thực hiện điều tiết quy mô và cơ cấu giáo dục đại học. Thứ ba, thông qua học phí, Nhà nước thực hiện chính sách xã hội và thực hiện công bằng xã hội.

* Các nguồn thu khác

Ngoài hai nguồn thu chính trên, các trường đại học còn có thể huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân, các nguồn tài trợ của nước ngoài, các nguồn thu do hoạt động nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất tạo ra, các khoản thủ từ hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục, nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng,… Các nguồn thu này sẽ tạo điều kiên cho các trường nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện đời sống của giảng viên và sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Nó cũng giúp khai thác tiền năng của các thành phần, tổ chức kinh tế đóng góp kinh phí ngân sách còn hạn hẹp, đồng thời phát huy tính năng động của các trường đại

học trong việc huy động nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo. Với xu hướng nâng cao tính tự chủ về tài chính cho các trường đại học như hiện nay, việc tăng cường khai thác các nguồn vốn này đang trở thành một trong những chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường đại học.

Công tác nghiên cứu khoa học, tư vấn và dịch vụ trong các cơ sở đào tạo hiên chiếm khoảng 3% - 4% tổng số kinh phí nghiên cứu khoa học của cả nước. Đây là một tỷ lệ rất thấp. Các sản phẩm nghiên cứu lại không được tiếp thị nên nhiều đề tài rất có ý nghĩa đối với sản xuất nhưng không được áp dụng, không trao đổi, mua bán trên thị trường. Cơ chế đầu tư cho nghiên cứu khoa học nói chung còn bị phân tán, hiệu quả thấp, chậm đổi mới. Sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giảng dạy và nghiên cứu còn lỏng lẻo. Mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp còn hạn chết. Vì vậy việc khai triển ứng dụng các kết quả nghiên cứu rất hạn chế.

Để tăng cường nguồn đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo, thực hiện đa dạng hoá các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, cần thiết phải tranh thủ nguồn tài chính vay với lại suất ưu đãi cho giáo dục từ Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, các tổ chức quốc tế và các nước. Thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, vay vốn cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục. Nhờ đó mà nguồn vốn ODA cho giáo dục đào tạo những năm qua đã tăng đáng kể. Việc ban hành nghị định 06/2000/NĐ- CP quy định về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài của bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học, với nhiều điều khoản được ưu đãi như thuế, bảo đảm cân đối ngoại tệ…đã thu hút nhiều đầu tư cho giá dục đào tạo. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm, vừa học vừa gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Việc triển khai các dự án vốn vay ODA thường chậm trễ do nhiều nguyên nhân như: nội dung dự án do các nhà tại trợ giúp chưa sát với thực tế Việt Nam, thiếu các văn bản pháp quy hướng dẫn các thủ tục tiếp nhận và sử dụng ODA.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tại trường Đại học Tây Bắc (Trang 27 - 30)