Tổ chức công tác kiểm tra kế toán và phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tại trường Đại học Tây Bắc (Trang 84 - 88)

- Trung tâm chuyển giao khoa học công nghệ

2. Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho

3.2.6. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán và phân tích tài chính

Kiểm tra kế toán là biện pháp đảm bảo cho các quy định về kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, số liệu kế toán được chính xác, trung thực, khách quan. Kiểm tra kế toán là một trong những vấn đề quan trọng đảm bảo cho công tác kế toán trong các trường đi vào nề nếp, thực hiện đúng những chế độ tài chính quy định, ngăn ngừa hành vi tiêu cực trong quản lý tài chính.

Công tác kiểm tra kế toán đối với trường Đại học Tây Bắc được tiến hành bởi hai đối tượng: kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan chủ quản, Kiểm toán nhà nước, thanh tra, Kho bạc nhà nước) và kiểm tra nội bộ (bộ phận, cá nhân ngay trong đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra).

Vào thời điểm cuối quý, cuối năm trước khi lập báo cáo kế toán lên cấp trên, các đơn vị tiến hành kiểm tra kế toán theo phương pháp đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết.

Nội dung kiểm tra kế toán bao gồm:

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế toán, việc ghi chép phản ánh trên tài khoản, sổ và báo cáo tài chính đã đảm bảo thực hiện đúng chế độ, chính sách quản lý tài sản và nguồn kinh phí hay chưa.

- Kiểm tra trách nhiệm, kết quả công tác của bộ máy kế toán, mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các phòng ban khác trong trường.

Cơ chế quản lý tài chính mới theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 và “Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN” ban hành kèm theo Quyết định 67/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, cũng như Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ trao quyền tự chủ tài chính cho thủ trưởng đơn vị, người đứng đầu tổ chức tài chính, kế toán phải chịu trách nhiệm trong phân phối kinh phí cho các nhu cầu hoạt động của trường theo đúng chế độ, đúng định mức, đúng mục đích và có trong dự toán. Nhận thức được điều này nên về cơ bản trường đã thực hiện được một số nội dung công tác kiểm tra kế toán nội bộ. Tuy vậy, việc kiểm tra tính chính xác của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính được phản ánh vào các tài khoản kế toán tổng hợp và các tài khoản chi tiết hàng tháng chưa thực hiện được mà chủ yếu tập trung vào cuối quý, cuối năm, trước khi lập báo cáo tài chính để nộp lên cấp trên hoặc trước khi cơ quan chủ quản đến duyệt quyết toán năm hoặc khi có đoàn thanh tra, kiểm toán. Việc kiểm tra tài chính nội bộ trường không được tiến hành thường xuyên chủ yếu do nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của công tác kiểm tra.

Việc kiểm tra nội bộ không thường xuyên đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tính toán và thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật ở đơn vị, đặc biệt là khi áp dụng chế độ khoán chi.

Như vậy, công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán của trường Đại học Tây Bắc còn có một số hạn chế cần được khắc phục đó là: chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, công tác tự kiểm tra được thực hiện chiếu lệ, trường đã thành lập Ban thanh tra nhân dân nhưng hầu như không hoạt động thường xuyên. Mặt khác, công tác kiểm tra kế toán thường chỉ được tiến hành vào thời điểm cuối năm, trước khi lập

báo cáo tài chính nên không phát hiện kịp thời những sai sót của việc ghi chép hạch toán ban đầu, dẫn đến vào thời điểm cuối năm phát sinh nhiều bút toán điều chỉnh. Việc kiểm tra kế toán không mang tính chất thường xuyên liên tục, không xây dựng kế hoạch kiểm tra nên hiệu quả và tính khách quan của công tác kiểm tra kế toán không cao.

Bên cạnh việc chịu sự kiểm tra hàng năm của cơ quan chủ quản, trường Đại học Tây Bắc còn chịu sự kiểm tra, giám sát chi thường xuyên của kho bạc Nhà nước tỉnh Sơn La theo dự toán thu, chi của trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mặt khác còn có kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền như thanh tra, kiểm toán Nhà nước. Theo quy định hiện nay các cơ quan này không được kiểm tra quá 1 lần trong cùng một nội dung trong 1 năm đối với trường.

Vào tháng 12 hàng năm trường Đại học Tây Bắc tiến hành lập Hội đồng kiểm kê tài sản gồm: chủ tịch Hội đồng kiểm kê (thường là Hiệu trưởng), kế toán trưởng, kế toán vật tư, tài sản, thủ quỹ và các cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản tại các bộ phận. Hội đồng này đến từng nơi có tài sản để so sánh số liệu, hiện trạng vật tư, TSCĐ, tiền mặt hiện có với số liệu trên sổ sách kế toán, phát hiện sự chênh lệch, tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (do hư hỏng, mất mát....) để có quyết định xử lý kịp thời. Về cơ bản, trường đều làm tốt công tác kiểm kê, phát huy tác dụng của kế toán trong việc quản lý và sử dụng vật tư, tài sản, kinh phí, chống tham ô, lãng phí và tiết kiệm.

Trong tổ chức kế toán một nội dung có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là phân tích các báocáo tài chính. Vì để có thể làm cho các thông tin trên báo cáo tài chính thực sự trở thành hữu ích thì sau khi đã có đầy đủ các số liệu, trưởng phòng phải tổ chức phân tích tình hình sử dụng kinh phí, tình hình thực hiện các dự toán, các định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước liên quan đến hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà trường. Đồng thời, so sánh giữa thực tế thực hiện với dự toán của từng chỉ tiêu phản ánh trên các báo cáo tài chính, xác định tỷ suất đối với các chỉ tiêu tổng hợp nhằm cung cấp thông tin chính xác và nhận biết đầy đủ nguyên nhân của việc thực hiện tốt hay chưa tốt công tác quản lý tài sản, sử dụng kinh phí của trường. Trên cơ sở đó đề ra

các biện pháp kịp thời, tích cực nhằm quản lý đúng chính sách, chế độ tài chính, đưa ra các giải pháp tiết kiệm chi và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí của đơn vị.

Tuy nhiên, việc phân tích các báo cáo tài chính còn bị xem nhẹ, nội dung phân tích chung chung, trường mới chỉ tập trung vào đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi, tình hình sử dụng tài sản, tình hình chấp hành chế độ. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích và tổ chức thực hiện quá trình phân tích hiệu quả sử dụng kinh phí thông qua xác định các hệ số, chỉ số đánh giá tình hình lại chưa được quan tâm đúng mức nên chất lượng dự toán chưa cao, quá trình sử dụng kinh phí có lúc bị động. Do đó thông tin kế toán thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục, đào tạo của trường trong điều kiện hiện nay.

3.3. Kết luận chương 3

Dựa vào cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành và cơ chế thu chi tại trường Đại học Tây Bắc, tập trung phân tích thực trạng tổ chức kế toán một cách tương đối toàn diện trên các măt chủ yếu như: tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức vận

dụng chế độ chứng từ; tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán; tổ chức vận dụng hệ thống số sách kế toán; tổ chức vận dụng chế độ báo cáo tài chính và báo cáo kế toán và tổ chức kiểm tra kế toán – phân tích tài chính.

Từ đó tạo nên cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán của trường ở chương sau.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tại trường Đại học Tây Bắc (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w