MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TỰ BẢO ĐẢM MỘT PHẦN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
2.1.2.2. Nội dung chi của trường đại học công lập
- Chi thường xuyên: gồm tất cả các khoản xảy ra thường xuyên và liên tục hàng năm và được sử dụng hết trong năm đó, không thể dùng lại trong năm sau. Chi thường xuyên gồm các khoản sau:
+ Chi tiền lương, tiền công… + Chi học bổng, trợ cấp xã hội + Chi quản lý hành chính + Chi nghiệp vụ chuyên môn + Chi thuê chuyên gia, giảng viên + Chi bồi dưỡng nghiệp vụ hè
+ Chi cho công tác giáo dục, an ninh, quốc phòng + Chi cho thi tốt nghiệp
+ Chi đề tài nghiên cứu khoa học + Chi sửa chữa thường xuyên + Các khoản chi khác
- Chi cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
- Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện đơn đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát); chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được các cấp có thẩm quyền giao
- Chi đầu tư phát triển, gồm chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị; chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước
- Chi trả vốn vay, vốn góp - Các khoản chi khác
Để đảm bảo các nội dung chi này, các trường đại học chủ yếu dựa vào nguồn cấp phát của ngân sách Nhà nước. Hiện nay, nguồn đầu tư của ngân sách Nhà nước. Hiện nay, nguồn đầu tư của ngân sách Nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong tổng chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo do hệ thống trường công còn chiếm tỷ lệ lớn. Mặt
khác việc xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đào tạo còn chưa phổ biến nen chưa thu hút được các nguồn đầu tư khác cho hệ thống giáo dục. Chỉ ngân sách Nhà nước cho giáo dục bao gồm 4 nhóm chi sau:
- Nhóm 1: Chi cho con người. Gồm lương, phụ cấp lương, phúc lợi, bảo hiểm xã hội. Đây là khoản chi bù đắp hao phí lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho giảng viên đại học, cán bộ công nhân viên của các đơn vị. Khoản chi này theo kế hoạch chiếm khoảng 35% - 45% tổng chi của các trường và trong thực tế thì các trường cũng chỉ cao hơn kế hoạch, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo được cuộc sống cho các giảng viên.
- Nhóm 2: Chi quản lý hành chính. Gồm công tác phí, công vụ phí như điện, nước, xăng xe, hội nghị…Đây là khoản chi mang tính gián tiếp đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ, chi kịp thời và cần phải quản lý tiết kiệm và có hiệu quả. Khoản chi này thường chiếm khoảng 20% tổng chi thường xuyên.
- Nhóm 3: Chi nghiệp vụ chuyên môn. Gồm các khoản chi mua giáo trình, tài liệu, sách giáo khoa, dụng cụ học tập, vật liệu, hoác chất phục vụ thí nghiệm, phấn viết…tuỳ theo nhu cầu thực tế của các trường. Khoản chi này nhằm đáp ứng các phương tiện phục vụ việc giảng dạy, giúp cho giảng viên truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả. Đây là khoản chi có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, chiếm khoảng 15% tổng chi. Hiện nay trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, nhu cầu thay đổi công nghệ phục vụ giảng dạy đang đòi hỏi 1 nguồn vốn lớn. Vì vậy, việc tăng tỷ trọng chi cho giảng dạy và học tập là một trong những điều kiện để giúp nền giáo dục đại học nước nhà tránh tụt hậu so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
- Nhóm 4: Chi mua sắm, sửa chữa. Gồm các khoản chi cho việc sửa chữa, nâng cấp trường, lớp, bàn, ghế, trang thiết bị trong lớp học đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho việc giảng dạy và học tập. Hiện nay tình trạng xuống cấp cơ sở vật chất cho giảng dạy và học tập dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đào tạo. Vì vậy khoản chi này cũng cần được chú trọng hơn trong thời gian tới