Kiểm tra, giám sát tài chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở công ty vận tải đa phương thức (Trang 31 - 37)

Kiểm tra, giám sát tài chính là việc nắm bắt, kiểm tra, phân tích các hoạt động kinh tế tài chính của các chủ thể kinh tế với nhau. Trong mô hình công ty mẹ - công ty con đó là sự giám sát của Nhà nớc với công ty mẹ, của công ty mẹ với các công ty thành viên nhằm giúp cho những ngời quản lý doanh nghiệp nắm chính xác, toàn diện về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính để điều hành và kiểm soát các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua phân tích, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, phát hiện những tồn tại trong kinh doanh để nhanh chóng đa ra các

quyết định điều chỉnh kịp thời những tồn tại trong quản lý, phát hiện và khai thác các tiềm lực của doanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận.

Bên cạnh đó, kiểm tra giám sát tài chính trong các doanh nghiệp còn góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia vào doanh nghiệp, quyền lợi của các cổ đông có thể thực hiện tốt quyền dân chủ của mình…

trong việc tham gia xây dựng chơng trình kế hoạch phát triển doanh nghiệp, tránh sự thao túng, lợi dụng của một số ngời trong bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp làm ảnh hởng đến lợi ích các bên tham gia doanh nghiệp, lợi ích của cổ đông và ngời lao động.

Nội dung giám sát là toàn bộ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp từ việc huy động vốn, sử dụng vốn và tài sản, chi phí sản xuất kinh doanh, lợi nhuận, phân phối thu nhập, hệ số nợ... thông qua hệ thống các chỉ tiêu giám sát và các đòn bẩy kinh tế. Có thể giám sát qua ngời đại diện phần vốn, qua các hợp đồng kinh tế và thông qua các đoàn thể quần chúng...

Để thực hiện giám sát quản lý tài chính đối với doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có thông t 42/2004/TT-BTC ngày 20/04/2004, hớng dẫn chi tiết một số điều về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nớc ban hành theo Quyết định số 271/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ t- ớng Chính phủ (nay đã đợc sửa đổi thành Nghị định 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tớng Chính phủ); Quyết định số 24/2004/QĐ-BGTVT ngày 05/11/2004 của Bộ Giao thông vận tải; áp dụng để giám sát các công ty, tổng công ty nhà nớc; công ty có cổ phần hoặc có vốn góp chi phối của Nhà nớc; công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nớc một thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nớc hai thành viên; công ty mẹ là công ty có ít nhất một công ty con trở lên .

Đối với mô hình công ty mẹ - công ty con giám sát tài chính gồm hai nội dung chính là Nhà nớc giám sát tài chính công ty mẹ và công ty mẹ giám sát tài chính các công ty thành viên.

Để giám sát việc sử dụng vốn đầu t vào tổ hợp công ty mẹ con, Nhà nớc phải xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty mẹ nh: công ty mẹ phải thực hiện xây dựng phơng án, kế hoạch đầu t, kế hoạch tài chính dài hạn và hàng năm phù hợp với kế hoạch phát triển của công ty; Tổng giám đốc ký quyết định kế hoạch tài chính của công ty mẹ và các công ty con 100% vốn do công ty mẹ đầu t. Kế hoạch tài chính phải đợc gửi đến các cơ quan quản lý nhà nớc theo quy định hiện hành.

Hàng năm công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định. Báo cáo này đợc lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và công ty con có 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu công ty mẹ, báo cáo tài chính của công ty con mà công ty mẹ giữ 50% trở lên vốn nhà nớc có quyền biểu quyết. Các báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty thành viên, báo cáo tài chính hợp nhất phải đợc kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập.

HĐQT các Tổng công ty, công ty mẹ đợc ủy quyền của Bộ chủ quản thực hiện chức năng giám sát của chủ sở hữu đối với công ty mẹ; các công ty TNHH nhà nớc một thành viên, công ty con, công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty nhà nớc, công ty mẹ và báo cáo về Bộ chủ quản theo định kỳ hàng năm để thực hiện việc giám sát, đánh giá xếp loại theo quy định.

- Các nội dung giám sát của chủ sở hữu: Theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Quy chế kèm theo Quyết định số 271/2003/QĐ-TTg (nay đã đợc sửa đổi thành Nghị định 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tớng Chính phủ) chủ sở hữu giám sát doanh nghiệp và ngời quản lý, điều hành doanh nghiệp theo những nội dung sau:

+ Giám sát việc tổ chức hoạt động kinh doanh, tổ chức công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ngời quản lý, điều hành doanh nghiệp.

+ Giám sát việc thực hiện mục tiêu, chiến lợc, kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm và dài hạn của doanh nghiệp.

+ Giám sát việc chấp hành của doanh nghiệp, ngời quản lý điều hành doanh nghiệp đối với các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu, HĐQT, điều

lệ của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu liên quan đến quyền chủ sở hữu đối với hoạt động của doanh nghiệp.

+ Giám sát kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng thanh toán nợ đối với doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình thực hiện các chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tình hình bảo toàn vốn đầu t của chủ sở hữu, khả năng thanh toán nợ nói chung và thanh toán nợ đến hạn nói riêng; tình hình phân phố lợi nhuận sau thuế để bổ sung vốn, trích lập và sử dụng các quỹ khen thởng, phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính.

Trên cơ sở kết quả, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kết quả giám sát, chủ sở hữu đánh giá hiệu quả các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu liên quan đến quyền chủ sở hữu đối với hoạt động của doanh nghiệp.

- Các hình thức giám sát: Chủ sở hữu thực hiện giám sát doanh nghiệp theo các hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp nh sau:

+ Giám sát gián tiếp: là hình thức giám sát chủ yếu của chủ sở hữu. Để thực hiện giám sát gián tiếp một cách tốt nhất, chủ sở hữu cần phải:

. Yêu cầu doanh nghiệp nộp đầy đủ, đúng hạn báo cáo tài chính, thống kê và các báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp.

. Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp đầy đủ, cập nhật liên tục.

. Định kỳ tổ chức phân tích, đánh giá doanh nghiệp, ngời quản lý điều hành doanh nghiệp theo nội dung giám sát.

+ Giám sát trực tiếp thông qua kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp. Đây là giải pháp bổ sung cho hình thức giám sát gián tiếp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát. Để thực hiện việc giám sát trực tiếp, chủ sở hữu cần phải:

. Thực hiện phân loại doanh nghiệp theo quy mô, tính chất hoạt động kinh doanh, trình độ, năng lực của ngời quản lý điều hành, thực trạng công tác hoạt động kinh doanh, quản lý của doanh nghiệp để xây dựng chơng trình, kế hoạch kiểm tra .

. Xác định rõ yêu cầu, nội dung, phạm vi, đối tợng, thời gian thực hiện kiểm tra.

. Phối hợp giữa các đại diện chủ sở hữu với các cơ quan chức năng nhà nớc trong việc kiểm tra. Việc kiểm tra tại doanh nghiệp phải tuân theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.

* Công ty mẹ giám sát tài chính các công ty thành viên

Trong mô hình công ty mẹ - công ty con, còn tồn tại các mức độ sở hữu khác nhau của công ty mẹ với các công ty con và giữa các công ty con, công ty cháu với nhau. Mức độ sở hữu khác nhau đó sẽ quyết định tính chất và mức độ chi phối khác nhau của công ty mẹ với các công ty thành viên, từ đó quyết định những vấn đề chiến lợc khác của công ty thành viên và sự quan hệ qua lại của các công ty thành viên trong nội bộ.

Tiếp cận sự kiểm soát của công ty mẹ với các công ty thành viên trên giác độ quyền sở hữu tức là quan tâm đến phần vốn cổ phần mà công ty mẹ sở hữu trong các công ty con. Công ty mẹ có thể giữ 100 % vốn cổ phần của công ty con, hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, hoặc nắm cổ phần thiểu số. Từ những mức độ sở hữu nh vậy hình thành nên cấu trúc sở hữu khác nhau và điều đó ảnh hởng quyết định đến mức độ kiểm soát khác nhau của công ty mẹ đối với các doanh nghiệp thành viên, ảnh hởng đến các chính sách và các biện pháp quản lý đợc sử dụng.

Chủ thể giám sát trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 271/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tớng Chính phủ (nay đã đợc sửa đổi thành Nghị định 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tớng Chính phủ) bao gồm:

- Ngời quản lý điều hành doanh nghiệp: HĐQT, Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp.

- Ngời lao động trong doanh nghiệp.

Quá trình giám sát thực hiện các nội dung sau:

- HĐQT, Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp thông qua kiểm toán nội bộ, các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp thực

hiện giám sát theo các hình thức giám sát trớc, trong và sau hoạt động của doanh nghiệp, với các nội dung:

+ Xem xét tính hợp lý của việc huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực: tài sản, vật t, tiền vốn, lao động vào các hoạt động đầu t xây dựng, sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp; việc tuyển dụng, sử dụng lao động và trả lơng cho ngời lao động.

+ Kiểm tra tính khả thi của các dự án, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn; hiệu quả của dự án huy động vốn, dự án đầu t xây dựng, dự án đầu t ra ngoài doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp: quản lý, sản xuất, tiêu thụ và các phơng án kinh doanh khác.

+ Theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện các dự án đầu t, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; tình hình chấp hành các quy định của pháp luật, nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu, HĐQT và Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc đối với doanh nghiệp không có HĐQT. Thông qua ngời đại diện phần vốn góp giám sát tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các nội dung khác của doanh nghiệp mà mình có vốn góp.

+ Theo dõi, kiểm tra việc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp; sử dụng các quỹ khen thởng, phúc lợi, quỹ dự phòng mất việc làm của doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi, đúng chế độ của ngời lao động và quy chế nội bộ của doanh nghiệp .

+ Kiểm tra độ tin cậy của số liệu báo cáo tài chính, bao gồm: tài sản, công nợ, vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các nghĩa vụ đối với nhà nớc; thông tin kinh tế tài chính và các báo cáo khác của doanh nghiệp.

+ HĐQT, Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp, hàng quý, năm tổ chức đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả các nghị quyết, quyết định trong quản lý điều hành; hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; báo cáo về kết quả, những vấn đề tồn tại và đề ra biện pháp khắc phục trong quản lý của HĐQT và điều hành của Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp.

- Ngời lao động trong doanh nghiệp: thông qua thanh tra nhân dân, tổ chức công đoàn và đại hội công nhân viên chức của tổ đội, phân xởng và doanh nghiệp, thực hiện giám sát theo hình thức tham gia thảo luận, góp ý

kiến trớc khi cấp có thẩm quyền quyết định và theo dõi quá trình thực hiện về các vấn đề sau:

+ Phơng hớng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, sắp xếp tổ chức lại sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Các nội quy, quy chế của công ty liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của ngời lao động.

+ Các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trờng, đào tạo và đào tạo lại nghề, nâng cao trình độ của ngời lao động trong doanh nghiệp.

+ Bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT (nếu có), Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc), kế toán trởng khi đợc cơ quan nhà nớc có thẩm quyền yêu cầu.

+ Thông qua Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu công nhân, viên chức và tổ chức Công đoàn, ngời lao động có quyền thảo luận và biểu quyết, quyết định các vấn đề sau:

. Nội dung hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung thoả ớc lao động tập thể để đại diện tập thể ngời lao động ký kết với Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) công ty nhà nớc.

. Quy chế sử dụng các quỹ phúc lợi, khen thởng và các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của ngời lao động phù hợp với quy định của Nhà nớc.

. Đánh giá kết quả hoạt động và chơng trình hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, bầu Ban Thanh tra nhân dân.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở công ty vận tải đa phương thức (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w