2.1 Giới thiệu một vài nét về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Bách Khoa Khoa
2.1.1 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của chi nhánh 2.1.1.1 Quá trình hình thành
Năm 2001 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Bách Khoa (Chi nhánh cấp II) thuộc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Láng Hạ đã được thành lập với 17 cán bộ ban đầu (khai trương và hoạt động từ 1/8/2001). Ban đầu chi nhánh Bách Khoa chỉ thực hiện chức năng của phòng giao dịch, chủ yếu là nhận tiền gửi tiết kiệm. Sau khi có quyết định số 123/QĐ-HĐQT ngày 4/6/2002 của chủ tịch hội đồng quản trị của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Bách Khoa được nâng cấp thành chi nhánh cấp 2 loại 5 và sau đề án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng thì tiếp tục được nâng cấp thành chi nhánh cấp 2 loại 4.
2.1.1.2 Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Hiện nay chi nhánh Bách Khoa được tổ chức theo mô hình của chi nhánh cấp 2, bao gồm phòng tín dụng, phòng kế toán và phòng hành chính, tổ chức
cán bộ. Ngoài ra còn có một tổ thẩm định và một ban kiểm soát chi nhánh. Dưới chi nhánh còn có hai phòng giao dịch là phòng giao dịch số 4 và phòng giao dịch số 9 cũng được đặt trong địa bàn quận Hai Bà Trưng. Giám đốc của chi nhánh là ông Trương Minh Hoàng, người đã có thời gian gắn bó rất lâu với chi nhánh, ngay từ những ngày đầu thành lập, khi chi nhánh mới chỉ là một phòng giao dịch trên địa bàn thành phố.
Bộ phận rất quan trọng của chi nhánh là phòng tín dụng. Do chỉ với phạm vi của chi nhánh cấp 2, hạn chế về quy mô và nhân lực nên phòng tín dụng phải đảm nhận hầu hết mọi công việc, từ việc nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng, sản xuất lưu thông với tiêu dùng. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các phương án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền, thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng nông nghiệp
Giám đốc chi nhánh
Phòng kế toán và ngân quỹ
Phòng tín dụng Phòng hành chính và tổ chức cán bộ Tổ thẩm định
Ban kiểm tra kiểm soát tín dụng độc lập
và phát triển nông thôn cấp trên theo phân cấp uỷ quyền. Phòng tiếp nhận thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng kinh tế thí điểm, thử nghiệm trên địa bàn đồng thời theo dõi đánh giá sơ kết, tổng kết đề xuất giám đốc cho phép nhân rộng, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục, giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo và PTNT trên địa bàn. Phòng cũng kiêm luôn chức năng thanh toán quốc tế, thực hiện các giao dịch ngoại hối và nghiệp vụ L/C.
Bộ phận thẩm định được tổ chức thành tổ thẩm định có nhiệm vụ thu thập quản lý. cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh quy định, đưa ra các phán quyết cho vay và mức phán quyết cho vay. Ở chi nhánh Bách Khoa tổ thẩm định chỉ có hai người, được tổ chức khá gọn nhẹ, và chỉ tiến hành thẩm định đối với những món vay giá trị lớn hoặc dự án thương mại nhiều rủi ro.
Tại chi nhánh cấp 2 không có phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ nên ban kiểm tra giám sát tín dụng là do các cán bộ kiêm nhiệm làm công tác kiểm tra và giám sát tín dụng, độc lập với phòng tín dụng. Trách nhiệm của bộ phận này là đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản lý rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại chi nhánh. Thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và các quy định và chính sách của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng tại chi nhánh nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch và khuyết điểm trong hoạt động tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh sửa chữa
khắc phục có hiệu quả. Định kỳ tiến hành kiểm tra, kiểm soát về hoạt động tín dụng tại chi nhánh, đề ra các biện pháp phòng ngừa tránh vi phạm mới phát sinh, đưa ra các kiến nghị cải thiện các chính sách quy định và thủ tục lên trung tâm điều hành nghiên cứu thực hiện. Làm đầu mối tiếp xúc và phối hợp làm việc với kiểm tra, kiểm toán trung tâm điều hành, bên ngoài và thanh tra NHNN, làm báo cáo theo chức năng nhiệm vụ của phòng theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của giám đốc và trung tâm điều hành
2.1.2 Tình hình hoạt động của chi nhánh2.1.2.1 Bối cảnh kinh tế 2.1.2.1 Bối cảnh kinh tế
Trong những năm gần đây, kinh tế cả nước tiếp tục trên đà tăng trưởng cao và ổn định, sản xuất các ngành có nhiều biến động do nhiều doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều thuận lợi, đặc biệt là sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO trong năm 2006 đã tạo cho cả nước nhiều cơ hội phát triển kinh tế xã hội toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8-9%, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 41%GDP, một số lĩnh vực thu được kết quả rất nổi bật, giá trị sản xuất công nghiệp 2006 tăng 18% so với năm 2005, tổng thu ngân sách tăng 19%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 37tỷ USD tăng 20%. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó, nền kinh tế vẫn tồn tại nhiều yếu kém, cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm, việc giải ngân các dự án lớn bị hạn chế, tham nhũng lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, dịch bệnh, thiên tai xẩy ra nhiều gây tổn thất lớn.
Chịu ảnh hưởng những biến động của nền kinh tế, kinh doanh tiền tệ tín dụng của các Ngân hàng cũng gặp phải không ít thách thức, việc huy động vốn trên địa bàn có nhiều khó khăn do giá vàng trong nước biến động mạnh, cơn sốt chứng khoán bùng phát, các doanh nghiệp tranh thủ trong năm 2006
phát hành cổ phiếu để niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó nhiều kênh huy động vốn mới được thành lập, các ngân hàng thương mại trong nước cạnh tranh gay gắt trong khi các ngân hàng nước ngoài không ngừng mở rộng tầm với, thông qua nhiều dịch vụ đa dạng. Trong tổng dư nợ còn chứa đựng một khối lượng chậm luân chuyển tập trung ở một số dự án XDCB, công trình giao thông... đã có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh tín dụng của chi nhánh.
Tuy phải chịu sự tác động chung của những biến động nền kinh tế, nhưng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ nói chung và ngân hàng nông nghiệp Bách Khoa nói riêng vẫn ổn định và phát triển: kinh doanh đa năng được mở rộng và có hiệu quả, tiếp nhận được các dự án đầu tư. Thực hiện tốt việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định, cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu đầu tư tín dụng có chuyển biến rõ nét, kết quả tài chính tăng trưởng, đảm bảo thu nhập vượt chỉ tiêu được giao. Công tác quản trị được ổn định và hoàn thiện theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững.
2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Sau 5 năm hoạt động chi nhánh đã từng bước khẳng định mình và đã đạt được kết quả rất khả quan.
* Nguồn vốn: Tính đến thời điểm 31/12/2006, nguồn vốn chi nhánh đã
đạt 338.9 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 97%, tăng so với số liệu theo cân đối 31/12/2005 là 167 tỷ, tốc độ tăng trưởng là 97%.
- Nếu phân theo thời gian huy động
Nguồn vốn không kỳ hạn đạt 127.9 tỷ chiếm 38% so với tổng nguồn vốn. Nguồn này chủ yếu là của các tổ chức kinh tế, đoàn thể và các doanh nghiệp.
Tiển gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 88 tỷ chiếm 26% so với tổng nguồn vốn trong đó tiền gửi dân cư là 75 tỷ chiếm 22%, tiền gửi của tổ chức kinh tế là 13 tỷ chiếm 4%.
Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 123 tỷ chiếm 32% so với tổng nguồn vốn trong đó tiền gửi dân cư là 96 tỷ chiếm 24%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 27 tỷ chiếm 8%.
- Nếu phân theo tính chất nguồn vốn
Tiền gửi dân cư đạt 171.2 tỷ chiếm 51% so với tổng nguồn vốn, tăng so với kế hoạch giao là 1%, tăng so với năm trước là 81 tỷ, tốc độ tăng trưởng là 90%. Trong đó ngoại tệ quy đổi là 60 tỷ chiếm 30% nguồn tiền gửi dân cư.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt 167.7 tỷ chiếm 49% so với tổng nguồn vốn. Trong đó ngoại tệ quy đổi là 24.5 tỷ chiếm 14% nguồn tiền gửi từ tổ chức kinh tế.
Tổng nguồn vốn nội tệ đạt 254.2 tỷ chiếm 75%, nguồn ngoại tệ là 84.7 tỷ chiếm 25% (so với kế hoạch giao là 100 tỷ, đạt 84.7% so với kế hoạch)
*Dư nợ: Đến 31/12/2006 dư nợ thực hiện 127.7 tỷ/160 tỷ đạt 80% kế
hoạch năm. So với năm 2005 tăng 40 tỷ, tốc độ tăng trưởng là 46%. Doanh số cho vay trong năm đạt 257.993 tỷ. Doanh số thu nợ trong năm đạt 217.09 tỷ. Dư nợ nội tệ là 105 tỷ, chiếm 82.2% tổng dư nợ tăng so với năm 2005 là 29 tỷ. Dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 22.7 tỷ chiếm tỷ lệ 17.8% so với tổng dư nợ
- Dư nợ phân theo thời gian
Ngắn hạn: 105.596 tỷ (87 khách hàng với 183 món vay) chiếm 82.6% tổng dư nợ, so năm 2005 tăng 0.6%
Trung hạn: 22.114 tỷ (90 khách hàng với 126 món vay) chiếm 17.4% tổng dư nợ giảm 7.6% so kế hoạch giao, so năm 2005 giảm 0.6%. Việc đầu tư cho vay trung hạn chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để trang bị máy móc thiết bị thi công phục vụ hoạt động kinh doanh, các hộ
gia đình mua sắm phương tiện vận tải, còn thị trường bất động sản trong năm qua bị đóng băng, rất trầm lắng nên chi nhánh tạm thời dừng đầu tư vào lĩnh vực này.
- Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp nhà nước (2DN): 44.1 tỷ chiếm 34.5% so tổng dư nợ. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (36DN): 66.8 tỷ chiếm 52.3% tổng dư nợ đạt tốc độ tăng trưởng là 25% so với năm 2005.
Hộ sản xuất cá thể (139 khách hàng): 16.8 tỷ chiếm 13% tổng dư nợ, tăng so với 2005 là 7.4 tỷ, tốc độ tăng trưởng là 78%. Trong đó dư nợ cho vay cầm cố (59 khách hàng) là 1.465 tỷ đồng, dư nợ cho vay hộ sản xuất (36 hộ) là 14.43 tỷ đồng, dư nợ cho vay tiêu dùng (44 khách hàng) là 0.65 tỷ đồng.
- Về cơ chế đảm bảo tiền vay: tổng dư nợ có tài sản đảm bảo là 82.96 tỷ, tương đương 65% tổng dư nợ, trong đó dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dư nợ cho vay hộ sản xuất được đảm bảo 100% bằng tài sản. Dư nợ không có tài sản đảm bảo là 44.75 tỷ của 2 doanh nghiệp nhà nước là Tổng công ty chè: 15 tỷ, công ty SONA: 29.1 tỷ và các hộ cho vay tiêu dùng.
- Nợ quá hạn và nợ xấu: tổng nợ quá hạn đến 31/12/2006 trên cân đối thực tế là 564 triệu đồng, chiếm 0.44% tổng dư nợ. Nợ xấu theo phân loại là 4.042 tỷ chiếm 3.1% so với tổng dư nợ.
* Công tác bảo lãnh: từ quý II/2006 sau khi được hội đồng quản trị
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cho phép chi nhánh cấp II phát hành bảo lãnh, đến 31/12/2006 doanh số thực hiện bảo lãnh trong và ngoài nước của chi nhánh như sau: Tổng số món là 27, số tiền 99.758 tỷ. Trong đó: bảo lãnh thanh toán 3 món (số tiền 3.744 tỷ), bảo lãnh thực hiện hợp đồng 6 món (số tiền 507 triệu đồng), bảo lãnh dự thầu 7 món (số tiền 217 triệu đồng), bảo lãnh bảo hành 1 món (số tiền 4.9 triệu đồng), bảo lãnh mở L/C 10 món (số tiền 95.763 tỷ). Số dư bảo lãnh đến ngày 31/12/2006 là 11.93 tỷ.
* Công tác thanh toán quốc tế
Doanh số mua vào 13 307 818.22 USD so năm 2005 là 7 890 800 USD tăng 145%. Trong đó tự khai thác của các tổ chức là 8 783 575.54 USD đảm bảo cân đối cho 66% nhu cầu thanh toán ngoại tệ của chi nhánh.
Doanh số bán ra 14 094 345.11 USD tăng so với năm 2005 là 8 690 107 USD tăng 160%. Trong đó bán ra cho Ngân hàng Láng Hạ và trụ sở chính là 8 726 783.66 USD.
Doanh số chuyển tiền 320 738.75 USD số món 67 món tăng so với năm trước là 41 món. Doanh số mở L/C 5 951 385.87 USD số món 10. Thanh toán biên mậu 605 010.67 CNY số món 8. Thanh toán nhờ thu 39 010 USD số món 2. Thanh toán qua WU 80 101.3 USD số món 50. Phí thanh toán quốc tế 5 875.87 USD. Các món thanh toán L/C, chuyển tiền... đều đảm bảo an toàn chính xác kịp thời.
* Công tác kế toán: Tổng doanh số thanh toán năm 2005 là 505.485
triệu, năm 2006 là 686.487 triệu, tăng 36%. Trong đó tiền mặt chiếm tỷ trọng 23% trên tổng doanh số thanh toán. Doanh số chuyển tiền điện tử 77% tăng so với năm 2005 là 13%. Doanh số thanh toán bù trù 0%.
Dịch vụ thẻ ATM đã đạt được những kết quả hết sức đáng khích lệ. Tổng số thẻ phát hành là 2214 thẻ/ 1550 đạt 143% so với kế hoạch. Tổng số giao dịch của 3 máy ATM trực thuộc chi nhánh là 16 781 giao dịch, tổng phí giao dịch thực hiện 36 168 000 VNĐ. Tổng số dư tiền gửi phát hành thẻ ATM là 14.321 tỷ VNĐ
Về công tác kho quỹ: Doanh số thu tiền mặt là 111.318 tỷ, tương đương với 240% so với cùng kỳ, doanh số chi tiền mặt là 114.491 tỷ, tương đương với 235% so với cùng kỳ. Lượng thu chi tiền mặt bình quân 1 ngày: 1 tỷ/ngày. Trong năm bộ phận kiểm ngân đã trả lại tiền thừa cho khách hàng với tổng số tiền là 58 518 000 VNĐ tương ứng với tổng số 33 món.
Về công tác tin học: trong năm 2006 chi nhánh đã bổ xung thêm 4 máy tính để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Nâng cấp mạng nội bộ cho trụ sở và các phòng giao dịch của chi nhánh để phục vụ hiện đại hoá hệ thống thanh toán.
* Kết quả tài chính: Tổng thu nội bảng là 81.108 tỷ so với cùng kỳ đạt
189%, trong đó thu dịch vụ là 3.6%/tổng thu (đã trừ thu phí điều vốn). Tổng chi nội bảng là 73.162 tỷ so với cùng kỳ đạt 189%, trong đó chi về hoạt động huy động vốn chiếm 17% trên tổng chi. Chênh lệch thu nhập chi phí đạt 7.945 tỷ so với cùng kỳ tăng 93%, so với kế hoạch 2006 (6 tỷ) đạt 132%. Quỹ thu nhập 946A đạt 8.287 tỷ so với năm 2005, đạt 173%. Lãi suất bình quân đầu vào 0.68% đầu ra 1%, chênh lệch lãi suất đạt 0.32% so với cùng kỳ, giảm 0.04%. Chi cho hoạt động quản lý và công vụ 1.141 tỷ chiếm 1.5% so với tổng chi, so với năm 2005 giảm 1.5%. Hệ số lương làm ra đạt 1.37 lần so với năm 2005 tăng 0.07 lần.
Trong năm 2006 chi nhánh đã thay đổi trụ sở phòng giao dịch số 4 từ 170 về 224 Lò Đúc, đến tháng 12/2006 chi nhánh đã có 02 phòng giao dịch trực thuộc. Tại trụ sở chi nhánh đã thuê thêm địa điểm giao dịch, đầu tư thêm