Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với công ty cp xnk vật tư nông nghiệp và nông sản tại chi nhánh nhno&ptnt bách khoa (Trang 44)

CHƯƠNG 1 : TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG Ở

2.2 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản

2.2.1 Vài nét giới thiệu về công ty

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nơng sản có trụ sở của cơng ty đặt tại xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, được chuyển đổi từ công ty vật tư nông nghiệp cấp I Hà Nội theo quyết định số 156/1999/QĐ/BNN-TCCB ngày 11 tháng 11 năm 1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000754 cấp ngày 16/01/2002 do phòng đăng ký kinh doanh - sở kế hoạch đầu tư - thành phố Hà Nội cấp, trong đó ghi rõ ngành nghề sản xuất kinh doanh. Giấy

chứng nhận đăng ký thuế mã số 0100101548 cấp ngày 29 tháng 4 năm 2002 do Cục thuế Hà Nội cấp.

Giám đốc cũng đồng thời là chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty là Ông Phạm Quang Vinh, là người đại diện theo pháp luật của công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000754 ngày 16/1/2002 do sở kế hoạch đầu tư chứng nhận. Kế tốn trưởng cơng ty cổ phần là bà Vương Thị Yên được bổ nhiệm theo quyết định số 02 TC/QĐ do chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần XNK vật tư nông nghiệp và nông sản ký ngày 18/4/2002.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước, hình thức sở hữu hiện nay là vốn nhà nước và vốn cổ đông. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là bn bán phân bón hố học như đạm Urêa, đạm SA, DAP, Kaly clorua, Lân các loại, NPK và nông sản như ngô tẻ, gạo xuất khẩu, giống rau..v..v... Với lợi thế rất lớn ở nước ta là hoạt động nông nghiệp chiếm tới gần 70% trong cơ cấu nền kinh tế, vì vậy nhu cầu về phân bón hố học và nơng sản là rất lớn, trong khi đó khả năng tự đáp ứng từ nền kinh tế trong nước còn rất thấp, phải nhập một phần từ nước ngồi, do đó cơng ty có sẵn một thị trường tiêu thụ rộng lớn và có nhiều đièu kiện để mở rộng hoạt động của mình. Qua nhiều năm hoạt động kinh doanh, cơng ty đã có quan hệ với một mạng lưới khách hàng rộng lớn trên khắp cả nước, việc tiêu thụ hàng hố có nhiều thuận lợi. Hiện cơng ty đã có quan hệ làm ăn và bạn hàng với rất nhiều đối tác cả trong và ngồi nước như Cơng ty Long Hải, Công ty vận tải 1 Traco, Công ty Tety, Kho dự trữ Duy Tiên Hà Nam.....

2.2.2 Hoạt động của cơng ty

Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1999, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, và những thuận lợi sẵn có trong lĩnh vực mình, cơng ty ln đạt tốc độ tăng trưởng cao, tình hình tài chính kinh doanh ổn định, được thể hiện

qua bảng kết quả kinh doanh qua các năm như sau:

(đơn vị 1000đồng)

STT chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1 Tổng doanh thu 485.501.655 615.655.887 465.454.366 2 Doanh thu thuần 485.259.052 615.655.887 465.454.366 3 Giá vốn hàng bán 456.328.352 585.279.025 449.055.555 4 Lợi nhuận gộp 28.930.699 30.376.862 16.398.810 5 Lợi nhuận thuần từ HĐKD -1.379.120 528.129 692.464

6 Lợi nhuận khác 1.879.918 21.870 62.282

7 Tổng lợi nhuận trước thuế 500.797 550.000 754.746 8 Lợi nhuận sau thuế 360.574 396.000 543.417

(Nguồn: báo cáo tài chính trong ba năm 2004-2006 của cơng ty)

Doanh thu từ 2004 đến 2006 ở mức tương ứng là 485,501 tỷ đồng, 615,655 tỷ đồng và 465,454 tỷ đồng, mức tăng doanh thu có sự đột biến trong năm 2005 là do nhu cầu của thị trường tăng đột biến, toàn bộ hàng tồn kho và dự trữ từ năm 2004 và cả năm 2005 đều được tiêu thụ hết. Đặc trưng của ngành nơng nghiệp là có tính thời vụ rất cao nên doanh số của cơng ty tăng vọt trong đặc biệt trong thời điểm mùa vụ bắt đầu. Mặc dù có sự khác biệt trong doanh thu, nhưng lợi nhuận của cơng ty thì vẫn tăng trưởng ổn định và ở mức cao.

Lợi nhuận tăng ổn định năm 2004 là 360,574 triệu, năm 2005 là 396 triệu (tăng 10%), và năm 2006 là 543,417 triệu (tăng 37% so với năm 2005 và 50% so với năm 2004). Trong năm 2004, do giá cả hàng hố thế giới tăng trong đó giá cả mặt hàng phân bón và nơng sản thế giới lại giảm mạnh, mức giá cả trong nước cũng vì thế mà giảm theo, doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm,công ty vẫn phải bán ra để thu hồi vốn. Tuy nhiên với những nỗ lực và cố gắng công ty vẫn đạt mức doanh thu tăng trưởng ổn định (tăng 27% so với năm 2003), lợi nhuận tăng 40%. Các hệ số tài chính ổn định, đảm bảo khả năng thanh tốn và trả nợ. Theo bảng cân đối thì lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2004 âm là do công ty đã hạch tốn nhầm các khoản chi phí bất thường vào chi phí bán hàng mà khơng hạch tốn vào chi phí bất thường khác làm cho chi phí bán hàng tăng lên, dẫn tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bị âm.

Bảng các hệ số tài chính của cơng ty qua các năm 2004-2006

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1.Hệ số khả năng thanh toán

- Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 1.01 1.011 1.003

- Hệ số thanh toán nhanh lần 0.16 0.49 0.019

2. Tỷ suất tự tài trợ % 2.1 2.1 2.7

3. ROE % 6 6.5 6.6

( Nguồn: thuyết minh báo cáo tài chính trong 3 năm của cơng ty)

Nhìn chung, tình hình tài chính cơng ty tương đối lành mạnh, có khả năng thanh tốn ngắn hạn đảm bảo (ở mức 1.01 lần) tuy nhiên hệ số thanh tốn nhanh của cơng ty là thấp do nguồn vốn của cơng ty tập trung chủ yếu ở hàng hố tồn kho, các khoản phải thu...mà không phải ở dạng vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Đây cũng là tính đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh thương mại, lượng vốn tập trung chủ yếu ở hàng hoá dự trữ, nợ phải thu, hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn đi vay , chính vì thế mà tỷ suất tự tài trợ của cơng ty ở mức rất thấp(2-3%), chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay. Mức vốn chủ sở hữu thấp hơn nhiều so với tổng nguồn vốn, chỉ chiếm khoảng 3-5% so với tổng nguồn vốn. Tỷ lê dự trữ hàng tồn kho hàng năm ln duy trì cân bằng ở mức 30-40%, bên cạnh đó khoản mục các khoản phải thu cũng chiếm tỷ lệ khá cao (30%), vì hoạt động kinh doanh thương mại chủ yếu là chiếm dụng vốn, mua bán chịu. Thông qua bảng cân đối kế tốn trong 3 năm có thể thấy tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản tăng dần, trong khi đó tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản lại có xu hướng giảm, đồng thời cơ cấu giữa nợ phải trả và tổng nguồn vốn giảm và nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn tăng qua các năm chứng tỏ công ty đã kinh doanh tốt hơn, đã giảm bớt được nợ phải trả và có thêm tích lũy. Tuy vậy, do vốn lưu động giảm nên khả năng thanh toán cũng giảm theo, mặc dù vậy lượng

tiền mặt của công ty luôn đảm bảo mức thanh khoản tối thiểu, đảm bảo được khả năng chi trả cho công ty.

2.2.3 Thuận lợi và khó khăn2.2.3.1 Thuận lợi 2.2.3.1 Thuận lợi

- Cơng ty có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn. Nước ta thành phần kinh tế Nơng nghiệp vẫn giữ vai trị chủ đạo và có tỷ trọng lớn nhất, chính vì vậy nhu cầu về phân bón và nơng sản là rất lớn, và đây sẽ là điều kiện tiên quyết để cơng ty hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng và có lợi nhuận ổn định.

- Được sự hỗ trợ lớn từ các chính sách của Nhà nước. Lĩnh vực Nông nghiệp là một trong những khu vực được ưu đãi phát triển, không những về vốn mà về cả thị trường, chính vì vậy những ngành nghề kinh doanh hỗ trợ cho sự phát triển nông nghiệp nơng thơn sẽ nhận được ưu đãi từ phía nhà nước. Thuế xuất nhập khẩu với mặt hàng nông sản hiện nay đã được giảm tới mức 0-5% và trong thời gian tới sẽ bỏ hoàn toàn loại thuế này, khi Việt Nam chính thức tuân thủ các quy tắc và luật lệ của tổ chức thương mại thế giới (WTO).

- Cơng ty có mạng lưới bạn hàng, nhà cung cấp và các đối tác rộng khắp cả trong nước và ngoài nước, đã hỗ trợ hiệu quả, đảm bảo cung ứng đầu vào ổn định, thực hiện tốt việc bảo quản hàng hố, lưu kho, vận chuyển....

- Ngồi ra cơng ty có đội ngũ lãnh đạo lâu năm với bề dày kinh nghiệm, có khả năng điều hành và tổ chức, nhạy bén nắm bắt tốt tình hình để có những hướng đi đúng cho cơng ty.

2.2.3.2 Khó khăn

- Sự biến động giá cả của mặt hàng phân bón và nơng sản hiện nay rất lớn, giá cả leo thang gây khó khăn cho cơng ty trong vấn đề tiêu thụ. Đòi hỏi

dự trữ lượng vốn lưu động lớn để kịp chuyển hướng theo sự biến động của thị trưòng.

- Phải đối mặt với sự cạnh tranh găy gắt của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, mặt khác trong bối cảnh đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới thì khả năng bị loại bỏ, bị đào thải là luôn luôn chờ chực.

- Vẫn còn dưới sự điều tiết của cơ quan chủ quản nhà nước vì vậy tính chủ động chưa cao, cơng ty vẫn còn ảnh hưởng của phương cách quản lý cũ.

- Là doanh nghiệp kinh doanh thương mại, đặc thù hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay, do vậy công ty chịu tác động lớn của sự biến động lãi suất, trong thời gian qua, lãi suất thị trường tăng nhanh khiến cho việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.

2.3 Thực trạng quan hệ tín dụng của cơng ty CP XNK vật tư nông nghiệp và nông sản tại Chi nhánh NHNo Bách Khoa

2.3.1 Đánh giá chất lượng tín dụng

2.3.1.1 Quy trình và thủ tục cho vay đối với công ty CPXNK vật tư nông nghiệp và nông sản: nghiệp và nông sản:

Trước khi lập tờ trình phê duyệt cho vay đối với cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản, ngân hàng đã tiến hành thẩm định và đánh giá, u cầu đầy đủ hồ sơ từ phía cơng ty: hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay. Sau đó ngân hàng thực hiện q trình phân tích về ngành,về tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, kiểm tra báo cáo tài chính, phân tích đánh giá tình hình hoạt động, tài chính của cơng ty qua các chỉ tiêu như ROA, ROE, Hệ số thanh tốn, hệ số tự tài trợ....sau đó là đánh giá phương án sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của cơng ty.

Sau q trình thẩm định, ngân hàng đã quyết định thực hiện cho vay đối với công ty, phương thức cho vay theo hạn mức (mức duyệt 2004 là 16 tỷ). Và công ty được xếp loại B theo văn bản số 1262/NHNo - TD ngày 13/04/2004 của Tổng giám đốc NHNo và PTNT Việt Nam.

Công ty được nhận khoản vay với các hình thức đảm bảo: + Cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay: Ngân hàng Bách Khoa cho vay 75% giá trị hàng hố của khoản vay, phần cịn lại là 25% công ty đầu tư từ nguồn vốn huy động khác và vốn tự có. Hiện nay, các ngân hàng vẫn cho cơng ty vay vốn lưu động 100% bằng tín chấp, khơng có bảo đảm bằng tài sản, do đó cơng ty sẽ sử dụng phần vốn vay Ngân hàng khác, vốn tự có và vốn chiếm dụng để tham gia vào từng phương án xin vay.

+ Ngồi tài sản hình thành từ vốn vay, cơng ty cịn cam kết (có ký hợp đồng bảo đảm với Ngân hàng) thế chấp 1000m2 đất thuê 40 năm và tài sản gắn liền trên đất là 600m2 kho hàng tại xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Công ty đã giao quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất (bản chính) cho Ngân hàng Bách Khoa. Ngân hàng Bách Khoa sẽ có văn bản làm việc với nơi cho thuê đất về việc thế chấp tài sản trên và nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu đất để đăng ký giao dịch đảm bảo.

2.3.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng

*Doanh số cho vay:

Doanh số cho vay của Công ty tại Ngân hàng Bách Khoa từ 2004 đến 2006:

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Doanh số cho

VND(triệu) USD VND(triệu) USD VND(triệu) USD

29.821 829.471,84 81.240 89.932

( Nguồn: phịng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa)

Mặc dù hạn mức cho vay với doanh nghiệp năm 2004 là 16 tỷ nhưng doanh số cho vay trong năm là gần 43 tỷ như vậy vịng quay tín dụng năm

2004 là 2,69 vòng. Chứng tỏ tốc độ chu chuyển vốn của doanh nghiệp khá nhanh.Doanh số cho vay của công ty tăng từ 2004 (gần 43 tỷ) đến 2005 là hơn 81 tỷ (gần gấp đôi) và 2006 là 89,9 tỷ. Năm 2005 do nhu cầu giao dịch gia tăng, lượng hàng hoá nhập về với giá trị rất lớn, vì thế cơng ty đã đề nghị với ngân hàng mức hạn mức tín dụng mới là 40 tỷ và đã được giám đốc Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ phê duyệt (theo công văn số 678 - NHNL ngày 29/9/2004) chính vì vậy mà vịng quay tín dụng năm 2005 (2.031 vịng) và năm 2006 (2.25 vòng) nhỏ hơn so với năm 2004, tuy nhiên về số tuyệt đối thì doanh số cho vay lớn hơn. Sự gia tăng không ngừng của doanh số cho vay cho thấy sự gia tăng của chất lượng tín dụng. Khối lượng vay càng lớn cho thấy mối quan hệ giữa ngân hàng và công ty ngày càng nhiều, bên cạnh đó cịn cho thấy sự mở rộng và lớn mạnh khơng ngừng của công ty.

*Doanh số thu nợ

Với doanh số cho vay rất lớn, và không ngừng tăng qua các năm, song công ty vẫn luôn đảm bảo được khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Doanh số thu nợ thực tế qua các năm như sau:

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Doanh số thu nợ

VNĐ USD VNĐ USD VNĐ USD

22.000 829.471 80.407 89.376

( Nguồn: phịng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa)

Doanh số thu nợ tăng tương ứng với doanh số cho vay, năm 2004 xấp xỉ 35,3 tỷ, đến 2005 là 80,407tỷ và 2006 là 89,376 tỷ(gần gấp 3 lần so với năm 2004). Sự gia tăng tương ứng doanh số thu nợ với doanh số cho vay thấy được sự phát triển ổn định của công ty, mặc dù công ty vay với doanh số càng lớn nhưng lợi nhuận tạo ra vẫn có thể bù đắp được các khoản nợ cho ngân hàng, điều đó chứng tỏ hiệu quả hoạt động rất tốt của công ty. Sự gia tăng của chỉ tiêu này đem lại lợi nhuận cho ngân hàng và tạo uy tín tốt hơn cho cơng

ty. Và đây cũng là cơ sở quan trọng để ngân hàng đánh giá và ra quyết định có tiếp tục nâng hạn mức tín dụng cho cơng ty hay khơng.

*Dư nợ thực tế:

Với doanh số cho vay và doanh số thu nợ như trên ta có bảng dư nợ của cơng ty qua 3 năm như sau:

(đơn vị tính:triệu VNĐ)

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Dư nợ thực tế 7.821 8.654 9.21

( Nguồn: phịng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa)

Như vậy là qua bảng tính tốn dư nợ thực tế trên cơ sở doanh số cho vay và doanh số thu nợ qua các năm, ta có thể thấy được chất lượng tín dụng của các món vay mà ngân hàng đã thực hiện với công ty. Dư nợ tăng dần qua các năm, từ 7,8 tỷ năm 2004 đến 8,654 tỷ năm 2005 và lên tới 9,21 tỷ năm 2006 (tăng 18% so với năm 2004). Hạn mức tín dụng được cấp đã tăng từ 16 tỷ (năm 2004) lên 40 tỷ (năm 2005) vì vậy dư nợ thực tế cũng tăng với tốc độ rất nhanh. Ta có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ sau:

Khả năng và tốc độ trả nợ của công ty là rất nhanh. Cho thấy công ty đã sử dụng vốn đúng mục đích và theo đúng phương án đã đưa ra. Đây sẽ là một trong những cơ sở để ngân hàng cho phép nâng hạn mức tín dụng cho cơng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với công ty cp xnk vật tư nông nghiệp và nông sản tại chi nhánh nhno&ptnt bách khoa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w