CHƯƠNG 1 : TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG Ở
2.2 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản
2.2.2 Hoạt động của công ty
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1999, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, và những thuận lợi sẵn có trong lĩnh vực mình, công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, tình hình tài chính kinh doanh ổn định, được thể hiện
qua bảng kết quả kinh doanh qua các năm như sau:
(đơn vị 1000đồng)
STT chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Tổng doanh thu 485.501.655 615.655.887 465.454.366 2 Doanh thu thuần 485.259.052 615.655.887 465.454.366 3 Giá vốn hàng bán 456.328.352 585.279.025 449.055.555 4 Lợi nhuận gộp 28.930.699 30.376.862 16.398.810 5 Lợi nhuận thuần từ HĐKD -1.379.120 528.129 692.464
6 Lợi nhuận khác 1.879.918 21.870 62.282
7 Tổng lợi nhuận trước thuế 500.797 550.000 754.746 8 Lợi nhuận sau thuế 360.574 396.000 543.417
(Nguồn: báo cáo tài chính trong ba năm 2004-2006 của công ty)
Doanh thu từ 2004 đến 2006 ở mức tương ứng là 485,501 tỷ đồng, 615,655 tỷ đồng và 465,454 tỷ đồng, mức tăng doanh thu có sự đột biến trong năm 2005 là do nhu cầu của thị trường tăng đột biến, toàn bộ hàng tồn kho và dự trữ từ năm 2004 và cả năm 2005 đều được tiêu thụ hết. Đặc trưng của ngành nông nghiệp là có tính thời vụ rất cao nên doanh số của công ty tăng vọt trong đặc biệt trong thời điểm mùa vụ bắt đầu. Mặc dù có sự khác biệt trong doanh thu, nhưng lợi nhuận của công ty thì vẫn tăng trưởng ổn định và ở mức cao.
Lợi nhuận tăng ổn định năm 2004 là 360,574 triệu, năm 2005 là 396 triệu (tăng 10%), và năm 2006 là 543,417 triệu (tăng 37% so với năm 2005 và 50% so với năm 2004). Trong năm 2004, do giá cả hàng hoá thế giới tăng trong đó giá cả mặt hàng phân bón và nông sản thế giới lại giảm mạnh, mức giá cả trong nước cũng vì thế mà giảm theo, doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm,công ty vẫn phải bán ra để thu hồi vốn. Tuy nhiên với những nỗ lực và cố gắng công ty vẫn đạt mức doanh thu tăng trưởng ổn định (tăng 27% so với năm 2003), lợi nhuận tăng 40%. Các hệ số tài chính ổn định, đảm bảo khả năng thanh toán và trả nợ. Theo bảng cân đối thì lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2004 âm là do công ty đã hạch toán nhầm các khoản chi phí bất thường vào chi phí bán hàng mà không hạch toán vào chi phí bất thường khác làm cho chi phí bán hàng tăng lên, dẫn tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bị âm.
Bảng các hệ số tài chính của công ty qua các năm 2004-2006
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1.Hệ số khả năng thanh toán
- Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 1.01 1.011 1.003
- Hệ số thanh toán nhanh lần 0.16 0.49 0.019
2. Tỷ suất tự tài trợ % 2.1 2.1 2.7
3. ROE % 6 6.5 6.6
( Nguồn: thuyết minh báo cáo tài chính trong 3 năm của công ty)
Nhìn chung, tình hình tài chính công ty tương đối lành mạnh, có khả năng thanh toán ngắn hạn đảm bảo (ở mức 1.01 lần) tuy nhiên hệ số thanh toán nhanh của công ty là thấp do nguồn vốn của công ty tập trung chủ yếu ở hàng hoá tồn kho, các khoản phải thu...mà không phải ở dạng vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Đây cũng là tính đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh thương mại, lượng vốn tập trung chủ yếu ở hàng hoá dự trữ, nợ phải thu, hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn đi vay , chính vì thế mà tỷ suất tự tài trợ của công ty ở mức rất thấp(2-3%), chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay. Mức vốn chủ sở hữu thấp hơn nhiều so với tổng nguồn vốn, chỉ chiếm khoảng 3-5% so với tổng nguồn vốn. Tỷ lê dự trữ hàng tồn kho hàng năm luôn duy trì cân bằng ở mức 30-40%, bên cạnh đó khoản mục các khoản phải thu cũng chiếm tỷ lệ khá cao (30%), vì hoạt động kinh doanh thương mại chủ yếu là chiếm dụng vốn, mua bán chịu. Thông qua bảng cân đối kế toán trong 3 năm có thể thấy tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản tăng dần, trong khi đó tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản lại có xu hướng giảm, đồng thời cơ cấu giữa nợ phải trả và tổng nguồn vốn giảm và nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn tăng qua các năm chứng tỏ công ty đã kinh doanh tốt hơn, đã giảm bớt được nợ phải trả và có thêm tích lũy. Tuy vậy, do vốn lưu động giảm nên khả năng thanh toán cũng giảm theo, mặc dù vậy lượng
tiền mặt của công ty luôn đảm bảo mức thanh khoản tối thiểu, đảm bảo được khả năng chi trả cho công ty.