Thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với công ty cp xnk vật tư nông nghiệp và nông sản tại chi nhánh nhno&ptnt bách khoa (Trang 49)

CHƯƠNG 1 : TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG Ở

2.2 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản

2.2.3 Thuận lợi và khó khăn

2.2.3.1 Thuận lợi

- Công ty có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn. Nước ta thành phần kinh tế Nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo và có tỷ trọng lớn nhất, chính vì vậy nhu cầu về phân bón và nông sản là rất lớn, và đây sẽ là điều kiện tiên quyết để công ty hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng và có lợi nhuận ổn định.

- Được sự hỗ trợ lớn từ các chính sách của Nhà nước. Lĩnh vực Nông nghiệp là một trong những khu vực được ưu đãi phát triển, không những về vốn mà về cả thị trường, chính vì vậy những ngành nghề kinh doanh hỗ trợ cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ nhận được ưu đãi từ phía nhà nước. Thuế xuất nhập khẩu với mặt hàng nông sản hiện nay đã được giảm tới mức 0-5% và trong thời gian tới sẽ bỏ hoàn toàn loại thuế này, khi Việt Nam chính thức tuân thủ các quy tắc và luật lệ của tổ chức thương mại thế giới (WTO).

- Công ty có mạng lưới bạn hàng, nhà cung cấp và các đối tác rộng khắp cả trong nước và ngoài nước, đã hỗ trợ hiệu quả, đảm bảo cung ứng đầu vào ổn định, thực hiện tốt việc bảo quản hàng hoá, lưu kho, vận chuyển....

- Ngoài ra công ty có đội ngũ lãnh đạo lâu năm với bề dày kinh nghiệm, có khả năng điều hành và tổ chức, nhạy bén nắm bắt tốt tình hình để có những hướng đi đúng cho công ty.

2.2.3.2 Khó khăn

- Sự biến động giá cả của mặt hàng phân bón và nông sản hiện nay rất lớn, giá cả leo thang gây khó khăn cho công ty trong vấn đề tiêu thụ. Đòi hỏi

dự trữ lượng vốn lưu động lớn để kịp chuyển hướng theo sự biến động của thị trưòng.

- Phải đối mặt với sự cạnh tranh găy gắt của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, mặt khác trong bối cảnh đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới thì khả năng bị loại bỏ, bị đào thải là luôn luôn chờ chực.

- Vẫn còn dưới sự điều tiết của cơ quan chủ quản nhà nước vì vậy tính chủ động chưa cao, công ty vẫn còn ảnh hưởng của phương cách quản lý cũ.

- Là doanh nghiệp kinh doanh thương mại, đặc thù hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay, do vậy công ty chịu tác động lớn của sự biến động lãi suất, trong thời gian qua, lãi suất thị trường tăng nhanh khiến cho việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.

2.3 Thực trạng quan hệ tín dụng của công ty CP XNK vật tư nông nghiệp và nông sản tại Chi nhánh NHNo Bách Khoa và nông sản tại Chi nhánh NHNo Bách Khoa

2.3.1 Đánh giá chất lượng tín dụng

2.3.1.1 Quy trình và thủ tục cho vay đối với công ty CPXNK vật tư nông nghiệp và nông sản: nghiệp và nông sản:

Trước khi lập tờ trình phê duyệt cho vay đối với công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản, ngân hàng đã tiến hành thẩm định và đánh giá, yêu cầu đầy đủ hồ sơ từ phía công ty: hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay. Sau đó ngân hàng thực hiện quá trình phân tích về ngành,về tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, kiểm tra báo cáo tài chính, phân tích đánh giá tình hình hoạt động, tài chính của công ty qua các chỉ tiêu như ROA, ROE, Hệ số thanh toán, hệ số tự tài trợ....sau đó là đánh giá phương án sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của công ty.

Sau quá trình thẩm định, ngân hàng đã quyết định thực hiện cho vay đối với công ty, phương thức cho vay theo hạn mức (mức duyệt 2004 là 16 tỷ). Và công ty được xếp loại B theo văn bản số 1262/NHNo - TD ngày 13/04/2004 của Tổng giám đốc NHNo và PTNT Việt Nam.

Công ty được nhận khoản vay với các hình thức đảm bảo: + Cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay: Ngân hàng Bách Khoa cho vay 75% giá trị hàng hoá của khoản vay, phần còn lại là 25% công ty đầu tư từ nguồn vốn huy động khác và vốn tự có. Hiện nay, các ngân hàng vẫn cho công ty vay vốn lưu động 100% bằng tín chấp, không có bảo đảm bằng tài sản, do đó công ty sẽ sử dụng phần vốn vay Ngân hàng khác, vốn tự có và vốn chiếm dụng để tham gia vào từng phương án xin vay.

+ Ngoài tài sản hình thành từ vốn vay, công ty còn cam kết (có ký hợp đồng bảo đảm với Ngân hàng) thế chấp 1000m2 đất thuê 40 năm và tài sản gắn liền trên đất là 600m2 kho hàng tại xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Công ty đã giao quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất (bản chính) cho Ngân hàng Bách Khoa. Ngân hàng Bách Khoa sẽ có văn bản làm việc với nơi cho thuê đất về việc thế chấp tài sản trên và nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu đất để đăng ký giao dịch đảm bảo.

2.3.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng

*Doanh số cho vay:

Doanh số cho vay của Công ty tại Ngân hàng Bách Khoa từ 2004 đến 2006:

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Doanh số cho

VND(triệu) USD VND(triệu) USD VND(triệu) USD

29.821 829.471,84 81.240 89.932

( Nguồn: phòng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa)

Mặc dù hạn mức cho vay với doanh nghiệp năm 2004 là 16 tỷ nhưng doanh số cho vay trong năm là gần 43 tỷ như vậy vòng quay tín dụng năm

2004 là 2,69 vòng. Chứng tỏ tốc độ chu chuyển vốn của doanh nghiệp khá nhanh.Doanh số cho vay của công ty tăng từ 2004 (gần 43 tỷ) đến 2005 là hơn 81 tỷ (gần gấp đôi) và 2006 là 89,9 tỷ. Năm 2005 do nhu cầu giao dịch gia tăng, lượng hàng hoá nhập về với giá trị rất lớn, vì thế công ty đã đề nghị với ngân hàng mức hạn mức tín dụng mới là 40 tỷ và đã được giám đốc Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ phê duyệt (theo công văn số 678 - NHNL ngày 29/9/2004) chính vì vậy mà vòng quay tín dụng năm 2005 (2.031 vòng) và năm 2006 (2.25 vòng) nhỏ hơn so với năm 2004, tuy nhiên về số tuyệt đối thì doanh số cho vay lớn hơn. Sự gia tăng không ngừng của doanh số cho vay cho thấy sự gia tăng của chất lượng tín dụng. Khối lượng vay càng lớn cho thấy mối quan hệ giữa ngân hàng và công ty ngày càng nhiều, bên cạnh đó còn cho thấy sự mở rộng và lớn mạnh không ngừng của công ty.

*Doanh số thu nợ

Với doanh số cho vay rất lớn, và không ngừng tăng qua các năm, song công ty vẫn luôn đảm bảo được khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Doanh số thu nợ thực tế qua các năm như sau:

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Doanh số thu nợ

VNĐ USD VNĐ USD VNĐ USD

22.000 829.471 80.407 89.376

( Nguồn: phòng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa)

Doanh số thu nợ tăng tương ứng với doanh số cho vay, năm 2004 xấp xỉ 35,3 tỷ, đến 2005 là 80,407tỷ và 2006 là 89,376 tỷ(gần gấp 3 lần so với năm 2004). Sự gia tăng tương ứng doanh số thu nợ với doanh số cho vay thấy được sự phát triển ổn định của công ty, mặc dù công ty vay với doanh số càng lớn nhưng lợi nhuận tạo ra vẫn có thể bù đắp được các khoản nợ cho ngân hàng, điều đó chứng tỏ hiệu quả hoạt động rất tốt của công ty. Sự gia tăng của chỉ tiêu này đem lại lợi nhuận cho ngân hàng và tạo uy tín tốt hơn cho công

ty. Và đây cũng là cơ sở quan trọng để ngân hàng đánh giá và ra quyết định có tiếp tục nâng hạn mức tín dụng cho công ty hay không.

*Dư nợ thực tế:

Với doanh số cho vay và doanh số thu nợ như trên ta có bảng dư nợ của công ty qua 3 năm như sau:

(đơn vị tính:triệu VNĐ)

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Dư nợ thực tế 7.821 8.654 9.21

( Nguồn: phòng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa)

Như vậy là qua bảng tính toán dư nợ thực tế trên cơ sở doanh số cho vay và doanh số thu nợ qua các năm, ta có thể thấy được chất lượng tín dụng của các món vay mà ngân hàng đã thực hiện với công ty. Dư nợ tăng dần qua các năm, từ 7,8 tỷ năm 2004 đến 8,654 tỷ năm 2005 và lên tới 9,21 tỷ năm 2006 (tăng 18% so với năm 2004). Hạn mức tín dụng được cấp đã tăng từ 16 tỷ (năm 2004) lên 40 tỷ (năm 2005) vì vậy dư nợ thực tế cũng tăng với tốc độ rất nhanh. Ta có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ sau:

Khả năng và tốc độ trả nợ của công ty là rất nhanh. Cho thấy công ty đã sử dụng vốn đúng mục đích và theo đúng phương án đã đưa ra. Đây sẽ là một trong những cơ sở để ngân hàng cho phép nâng hạn mức tín dụng cho công ty. Dư nợ tín dụng thực tế thể hiện thu nhập của ngân hàng trong tương lai,nhưng nó cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro.

*Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng:

Đây là khoản lãi hàng năm mà ngân hàng nhận được bên cạnh khoản gốc mà công ty đã trả. Với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, với khả năng trả nợ rất tốt của công ty, đã đảm bảo cho ngân hàng có được nguồn thu nhập ổn định. Đây là biểu đồ biểu diễn khoản thu nhập từ lãi mà ngân hàng thu được qua ba năm:

Thu nhập từ lãi tăng từ 0,846 tỷ năm 2004 đến 1,21 tỷ năm 2005 và ở mức cao 2,312 tỷ năm 2006 (gấp gần 2 lần so với 2004). Với thu nhập diễn biến theo xu thế tăng tương ứng với mức tăng của doanh số cho vay làm tăng thêm đánh giá uy tín của công ty trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng sẽ có những ưu đãi riêng cho công ty, như về lãi suất, hạn mức tín dụng, hay là thời hạn vay...

*Nợ quá hạn:

Được ngân hàng đánh giá là khách hàng lớn và có quan hệ tín dụng tốt, công ty CP XNK vật tư kỹ thuật và nông sản luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của mình. Thường xuyên có dư nợ và luôn trả nợ đầy đủ đúng hạn. Năm 2005 do hàng nhập về chậm, làm công ty mất một số hợp đồng với đối tác, vì vậy vốn lưu động bị ứ đọng trong một vài tháng, công ty đã chậm trả lãi trong 2

tháng (tháng 5 và tháng 6), tuy nhiên sau 2 tháng, công ty đã trả đầy đủ và có giải trình với ngân hàng, được ngân hàng chấp thuận.

*Vòng quay vốn tín dụng:

Vòng quay của vốn được tính bằng tỷ số giữa doanh số thu nợ trong năm với dư nợ bình quân của năm. Do ngân hàng mở rộng hạn mức tín dụng cho công ty từ 16 tỷ (năm 2004) lên 40 tỷ (năm 2005) nên dư nợ bình quân tăng dần qua các năm,vòng quay vốn tín dụng của năm 2004 (2,69 vòng) cao hơn 2005(2,031 vòng) và 2006 (2,25 vòng), nhưng về giá trị tuyệt đối lại thấp hơn. Qua đó cho thấy được tốc độ chu chuyển vốn nhanh, nguồn vốn của ngân hàng luân chuyển liên tục, tham gia nhiều lần vào chu kỳ lưu thông hàng hoá. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quản lý vốn tín dụng tốt, chất lượng tín dụng của ngân hàng cao.

Qua các chỉ tiêu đã đánh giá ở trên cùng với những số liệu thực tế, có thể thấy quan hệ tín dụng giữa công ty và ngân hàng rất tốt. Chất lượng tín dụng được đảm bảo. Thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng mạnh, không có nợ quá hạn. Quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng thể hiện ở chỗ doanh số cho vay và dư nợ của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm. Chính nhờ sự tăng trưởng này ngân hàng đã góp phần mở rộng hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực tài chính của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hiện tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp nông sản là khách hàng có quan hệ tín dụng tốt của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bách Khoa, có dư nợ thường xuyên và luôn trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Ngoài vay vốn, công ty đã có nhiều hoạt động cũng như sử dụng nhiều dịch vụ với Ngân hàng Bách Khoa như tiền gửi, thanh toán nội, ngoại tệ trong nước và nước ngoài, mở L/C, chuyển tiền và một số dịch vụ khác.

2.3.2 Kế hoạch vay vốn năm 2007

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007 của công ty:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Lượng

1 Doanh số mua vào tấn 174.000

2 Doanh số bán ra tấn 154.000

3 Hàng tồn kho tấn 20.000

4 Giá vốn hàng mua triệu đồng 713.400.000 5 Doanh thu bán hàng triệu đồng 570.500.000 6 Lợi nhuận sau thuế triệu đồng 550.000 7 Nộp ngân sách nhà nước triệu đồng 1.500

(Nguồn: kế hoạch kinh doanh năm 2007 của công ty)

Như vậy là doanh thu dự kiến năm 2007 là 570,5 tỷ.

Vòng quay vốn lưu động dự kiến năm 2007 là 2.6 vòng, như vậy nhu cầu vốn lưu động bình quân kỳ kế hoạch bằng tỷ số giữa doanh thu kế hoạch và vòng quay vốn lưu động kế hoạch hay bằng 570,5 tỷ/ 2,6 vòng = 219.423 triệu đồng.

Trong đó công ty dự kiến những nguồn vốn tham gia

+ Vay Ngân hàng Nông nghiệp Thanh Trì: 50.000 triệu đồng + Vay Ngân hàng Đầu tư Thanh Trì : 20.000 triệu đồng + Vốn tự có tham gia: : 2.888 triệu đồng + Vốn chiếm dụng trong thanh toán: : 96.535 triệu đồng Còn lại được tài trợ bằng vốn vay từ ngân hàng Bách Khoa

Nhu cầu vốn lưu động tại NH Nông nghiệp Bách Khoa sẽ bằng tổng nhu cầu vốn lưu động trừ đi vốn tự có tham gia, vốn chiếm dụng trong thanh toán và vốn vay từ ngân hàng khác

Nhu cầu vay tại NH No Bách Khoa = 219.423 - (2.888 + 96.535 + 50.000 + 20.000) = 50.000 (triệu đồng) = 50 tỷ.

Hiện tại hạn mức tín dụng cho vay với công ty là 40 tỷ. Theo phương án kinh doanh của năm 2007 thì nhu cầu vốn của công ty phải mở rộng thêm đạt

mức 50 tỷ. Ngân hàng đã xem xét kỹ phương án,nhận thấy rất khả thi, đồng thời căn cứ vào mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và công ty qua các năm. Với mục đích giữ được khách hàng truyền thống, khuyến khích công ty sử dụng tất cả các dịch vụ của Ngân hàng, quan hệ giao dịch trên phạm vi rộng trong hệ thống các chi nhánh của NHNo, qua đó tạo nên uy tín của NHNo đối với khách hàng, điều này phù hợp với chiến lược phát triển của NHNo và PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh Láng Hạ nói riêng. Mặt khác, xem xét nhu cầu mở rộng vốn lưu động của công ty là có thực, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá trực tiếp là cần thiết, dự kiến trong năm 2007 chi nhánh sẽ hoàn tất hồ sơ mở rộng hạn mức cho vay công ty lên mức 50 tỷ.

2.3.3 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng2.3.3.1 Thuận lợi 2.3.3.1 Thuận lợi

- Thuận lợi lớn nhất phải kể đến là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nước ta thành phần kinh tế Nông nghiệp vẫn giữ vị trí chủ đạo, nhu cầu phân bón, nông sản là rất lớn, đây là điều kiện để đảm bảo cho công ty đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo sự tăng trưởng ổn định. Nhờ có sự ổn định ở khâu tiêu thụ, doanh thu được mở rộng hàng năm, làm cho chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn gần như không có.

- Lĩnh vực Nông nghiệp là lĩnh vực được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước, chính vì thế có rất nhiều ưu đãi về thuế, về đầu ra...Công ty nhận được nhiều sự hỗ trợ và tạo điều kiện của các cơ quan chủ quản từ đó có điều kiện mở mang phát triển.

- Đối với toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp thì ngành Nông nghiệp là ngành ưu tiên hàng đầu để cấp vốn, cho vay ưu đãi. Do đó công ty cũng

nhận được sự hỗ trợ từ chính ngân hàng, đảm bảo khả năng tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng mở rộng

- Ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng có năng lực, trình độ. Thường

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với công ty cp xnk vật tư nông nghiệp và nông sản tại chi nhánh nhno&ptnt bách khoa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w