Để quản lý tốt, chặt chẽ HĐGD NGLL, trong nhà trường người Hiệu trưởng phải nắm được đặc điểm tình hình nhà trường, địa phương, nguồn nhân lực, mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả HĐGD NGLL của những năm học trước, phương hướng, nhiệm vụ năm học mới để đề ra cách thức quản lý cho phù hợp. Hệ thống các chức năng quản lý HĐGD NGLL bao gồm:
Kế hoạch hóa HĐGD NGLL
Muốn xây dựng được kế hoạch HĐGD NGLL trước hết cần phải nắm chắc tình hình giảng dạy và nội dung chương trình các môn học trong nhà trường, các chủ trương công tác trọng tâm và nhiệm vụ chắnh trị của địa phương. Điều tra cơ bản khả năng của giáo viên và các lực lượng giáo dục ngoài trường, tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, bên cạnh đó phải căn cứ vào hướng dẫn của Bộ, của Sở về chương trình HĐGD NGLL để đề ra kế hoạch cho sát. Căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản để xác định yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, định chỉ tiêu phấn đấu.
Kế hoạch phải được xây dựng cùng với việc dự thảo kế hoạch năm học của trường và được cụ thể hóa thành kế hoạch từng học kỳ, từng tháng, từng tuần phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, phù hợp với từng khối lớp và đảm bảo mục tiêu phát triển nhân cách cho học sinh.
Kế hoạch HĐGD NGLL phải được xây dựng trong sự phối hợp với kế hoạch của các bộ phận khác trong nhà trường như kế hoạch dạy Ờ học, kế hoạch hoạt động ngoại khóa của tổ bộ môn, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chấtẦ
Một số yêu cầu cần chú ý:
Ớ Có kế hoạch hoạt động đều đặn, cân đối từ đầu năm đến cuối năm và trong hè.
Ớ Có qui định cho từng khối lớp trong hoạt động chung của nhà trường.
Ớ Có lịch hoạt động hang ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ.
Ớ Có ý thức nhạy bén phục vụ kịp thời những nhiệm vụ đột xuất.
Cần vận dụng và khéo léo sắp xếp thời gian như chào cờ đầu tuần, có thể kết hợp với việc thông báo tình hình thời sự, sinh hoạt thơ caẦ khéo kết hợp các hình thức và nội dung sinh hoạt với nhau để công việc không bị chồng chéo, mất thì giờ, nhàm chán.
Sắp xếp công việc thành nề nếp theo từng thời gian:
Ớ Hàng ngày: Duy trì nề nếp đi học đúng giờ, vệ sinh trường, lớp, phát thanh học đường, đọc báo, quà tặng âm nhạc.
Ớ Hàng tuần: Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt thơ văn, thời sự, sơ kết tuần ở lớp, trường, biểu dương gương người tốt, việc tốt, sinh hoạt câu lạc bộ, TDTT, văn nghệẦ
Ớ Hàng tháng: Sinh hoạt chủ điểm, kỷ niệm ngày lịch sử, tổ chức ngày truyền thống, sinh hoạt Đoàn, công tác xã hội giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, lao động công ắch, tổ chức hội diễn văn nghệ, học sinh thanh lịch, cắm trại, du lịch, TDTT,Ầ
Ớ Học kỳ: Sơ kết thi đua, khen thưởng.
Tổ chức thực hiện kế hoạch HĐGD NGLL
Sau khi đã đề ra kế hoạch HĐGD NGLL, cần phải có một tổ chức chịu trách nhiệm chắnh về HĐGD NGLL ở nhà trường. Tổ chức này chắnh là Ban chỉ đạo HĐGD NGLL do Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, các thành viên gồm có: Đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên, đại diện GVCN các khối lớp, đại diện Hội cha
mẹ học sinh và một số trợ lý của Hiệu trưởng về HĐGD NGLL. Ban chỉ đạo HĐGD NGLL phân công, định ra chế độ sinh hoạt để chỉ đạo và chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của trường, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
- Giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện kế hoạch chương trình đó.
- Tổ chức những hoạt động lớn, qui mô trường và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường trong các hoạt động, xác định lực lượng sẽ phối hợp, nội dung phối hợp, cơ chế phối hợp. - Tổ chức hướng dẫn GVCN lớp và các cán bộ Đoàn, lớp tiến hành các hoạt động
ở đơn vị mình đạt hiệu quả.
- Giúp Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục của hoạt động.
Tổ chức và qui định nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường như: GVCN, giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chắ Minh cùng tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục này.
Chỉ đạo thực hiện
- Chỉ đạo là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý. Là huy động mọi nguồn lực vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch.
- Chỉ đạo công tác HĐGD NGLL là sự can thiệp của người lãnh đạo vào toàn bộ quá trình quản lý HĐGD NGLL. Đó cũng chắnh là Hiệu trưởng chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường: Ban chỉ đạo, các khối chủ nhiệm, tổ bộ môn, giáo viên bộ môn, bộ phận thư viện, thiết bị, bảo vệ, giám thị cùng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục và hỗ trợ nhà trường tổ chức hoạt động.
- Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục.
- Phối hợp các lực lượng ngoài xã hội như: Cha mẹ học sinh, chắnh quyền địa phương và các lực lượng xã hội khác hỗ trợ nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục.
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch HĐGD NGLL
Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch và kết quả HĐGD NGLL phải thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Đồng thời công tác kiểm tra, đánh giá phải
tiến hành kết hợp với sơ kết, tổng kết thi đua và rút bài học kinh nghiệm để các HĐGD NGLL sau được tốt hơn, hiệu quả hơn, học sinh hứng thú tham gia. Nếu có điều kiện, nên tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, kể cả hoạt động của lớp và hoạt động của toàn trường để lần sau tổ chức tốt hơn, thành công hơn.
Kiểm tra, đánh giá HĐGD NGLL được thể hiện qua:
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch HĐGD NGLL của các bộ phận, các lớp học.
- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả giáo dục thông qua hoạt động của học sinh.
Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra công việc nêu trong kế hoạch có được thực hiện không? Chỉ ra những công việc chưa làm được, nguyên nhân của nó; so sánh kết quả đạt được với mục đắch yêu cầu của hoạt động.
- Kiểm tra việc làm cụ thể của học sinh, giáo viên để đi đến đánh giá về: mục tiêu, nội dung, hình thức và biện pháp tổ chức, các phương pháp thực hiện có đảm bảo tắnh độc lập, sáng tạo, tự quản của học sinh hay không?
- Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở học sinh về các mặt: + Nhận thức.
+ Động cơ, thái độ tham gia hoạt động.
+ Các nề nếp sinh hoạt, học tập, thói quen đạo đức, kỹ năng hành vi. + Các thành tắch của học sinh đạt được trong các phong trào thi đua.
Để đánh giá được chất lượng và hiệu quả giáo dục của mỗi hoạt động, nhà trường phải xây dựng được các tiêu chắ đánh giá dựa trên mục đắch yêu cầu của hoạt động đã được xác định trong kế hoạch.
Một số phương pháp kỹ thuật kiểm tra, đánh giá HĐGD NGLL: - Dự một số hoạt động cụ thể.
- Quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh. - Kiểm tra hồ sơ sổ sách, sản phẩm hoạt động. - Trao đổi, trò chuyện cùng học sinh, giáo viên.