Khái niệm về quản lý giáo dục:

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường thpt tại quận 12 – tp. hồ chí minh (Trang 27 - 28)

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang đưa ra định nghĩa quản lý giáo dục như sau: ỘQuản lý giáo dục (và nói riêng, quản lý trường học) là hệ thống những tác động có mục đắch, có kế hoạch, hợp qui của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tắnh chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học Ờ giáo dục thế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chấtỢ [26, trang 35].

Theo tác giả Trần Kiểm:ỢQuản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đắch, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trườngỢ [15, trang 37].

Như vậy có thể hiểu: Quản lý giáo dục là tác động có tổ chức, có hướng đắch của chủ thể quản lý giáo dục lên khách thể và đối tượng nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, những cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của mội trường, làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả.

Ngày nay, với quan điểm học thường xuyên, học suốt đời, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trắ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường thpt tại quận 12 – tp. hồ chí minh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)