Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 26 - 29)

Trong nền kinh tế thị trường, TDNH là một trong những kênh dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu của nền kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng, nó vừa bảo đảm nhanh nhạy, vừa mang tính hiệu quả cao. Hầu hết các nước trên thế giới khi bước vào công nghiệp hoá và phát triển kinh tế đều trải qua một “giai đoạn bước đệm” nhằm chuẩn bị các điều kiện cần thiết, trước hết là vốn cho quá trình đó. Tuy nhiên, ở mỗi nước có cách đi, có giải pháp khác nhau để tạo vốn. Các Mác nhận định: “sự tích luỹ tư bản nguyên thuỷ nhất thiết phải xảy ra trước khi bắt tay vào sự phát triển” [14].

Đối với các nước công nghiệp mới khi tiến hành công nghiệp hoá đã vận dụng tư bản nước ngoài để xây dựng nền kinh tế hướng ngoại, sử dụng lợi thế để phát triển trực tiếp trên phạm vi toàn thế giới thông qua các công ty xuyên quốc gia. Cho nên quá trình công nghiệp hoá được rút ngắn hơn. Thái lan, Malaysia, Phillippin là những nước có điều kiện kinh tế giống Việt Nam nên được chọn để nghiên cứu:

- Thái lan: Những năm 60, 70 kinh tế Thái lan chủ yếu là nông nghiệp theo khuôn mẫu cổ điển quảng canh năng suất thấp. Công nghiệp thì thực hiện chiến lược thay thế hàng nhập khẩu. Đường lối trên đã làm cho kinh tế không phát triển được, xuất khẩu kém càng ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu. Năm 1981 Thái lan xem xét lại chiến lược và đề ra kế hoạch mới với các giải pháp chủ yếu sau:

+ Nông thôn được coi là hàng đầu trong chiến lược kinh tế, Chính phủ tập trung đầu tư để tăng mức sản xuất, mở rộng xuất khẩu, nhất là gạo, hoa quả.. + Thực hiện chiến lược hướng ra xuất khẩu, cố gắng tìm “khe hở” trong nền kinh tế thế giới để chen vào.

+ Khuyến khích xuất khẩu tại chỗ như ngành du lịch và các dịch vụ. Với đường lối thích hợp, Thái Lan đã gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh chóng, năm 1980 kim ngạch xuất khẩu đạt 5,3 tỷ USD thì năm 1994 lên đến 36,8 tỷ USD.

+ Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Thái lan đã thực hiện chính sách đầu tư khá cởi mở như: không qui định mức lương tối thiểu, cho phép bán đất cho các công ty liên doanh, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào các ngành công nghệ kỹ thuật cao cấp bằng cách cho phép thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài, giảm thuế. Từ năm 1989 đến năm 1994 Thái Lan đã thu hút được trên 10.532 triệu USD.

+ Với đường lối thích hợp Thái lan đã khai thác hết các thế mạnh tương đối và tuyệt đối của mình nên gia tăng được kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế bình quân 10,6%/năm trong giai đoạn 1987 - 1994.

- Malaysia.

Do điều kiện đất đai không phù hợp với cây lúa nước nên đã tập trung phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, dầu cọ. Chính phủ đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực này, cho đến nay lợi thế so sánh trên lĩnh vực này đã rõ ràng, Malaysia là nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới về cao su tự nhiên và dầu cọ.

Vào những năm 60 Malaysia tiếp tục phát triển nông nghiệp nhưng đồng thời chú trọng hơn phát triển công nghiệp. Với lợi thế về lực lượng lao động, giá nhân công và cơ sở nông nghiệp vững chắc, Malaysia đã khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp cho xuất khẩu, công nghiệp chế tạo máy, điện tử..

Kim ngạch xuất khẩu của Malaysia tăng từ 5tỷ USD năm 1976 lên 58 tỷ USD năm 1994.

- Về thu hút đầu tư nước ngoài, Malaysia có chính sách rất rõ ràng, nhất quán và ổn định như: khuyến khích tất cả các loại hình đầu tư từ hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài đến hình thức liên doanh, không qui định mức lương tối thiểu, bán đất cho nước ngoài ở những vùng sâu, vùng xa kém phát triển cơ sở hạ tầng, thời hạn thuê đất dài, áp dụng nhiều biện pháp để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài...Từ năm 1989 đến năm 1994 Malaysia đã thu hút được 21.345 triệu USD.

Malaysia được coi là nước có tốc độ phát triển cao nhất thế giới từ năm 1988 - 1991 mỗi năm đều phát triển với tốc độ 9%. Nguyên nhân thành công

chủ yếu của Malaysia trong việc thu hút đầu tư nước ngoài là nước này đã tạo lập được môi trường đầu tư tốt; có chính sách bảo hộ đầu tư hấp dẫn; quyền bình đẳng giữa các nhà đầu tư..

- Phillippin.

Tương tự như các nước ASEAN khác, Phillippin cũng chọn bài học phát triển theo hướng xuất khẩu, tham gia sự phân công lao động quốc tế, đầu tư chiều sâu để nâng cấp sản phẩm... Tuy nhiên, do tình hình chính trị không ổn định có tác động mạnh đến kinh tế nên kết quả thu được có phần khiêm tốn hơn.

Với quá trình thực hiện chiến lược nêu trên đã giúp cho các nước Thái lan, Malaysia, Phillippin có nền kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, điều này được minh chứng bằng bảng tổng hợp sau:

Bảng 1.1: CƠ CẤU KINH TẾ CỦA BA NƯỚC ASEAN

(Đơn vị tính: %)

1970 1980 1990

Malaysia

Công nghiệp

Nông Lâm Ngư nghiệp Dịch vụ 28,47 26,44 45,09 35,80 22,89 41,43 42,09 18,66 39,25 Philippines Công nghiệp

Nông Lâm Ngư nghiệp Dịch vụ 39,81 24,67 35,52 40,52 23,48 36,00 35,47 22,31 42,22 Thái Lan Công nghiệp

Nông Lâm Ngư nghiệp Dịch vụ 30,61 22,38 47,01 30,14 20,20 49,66 37,74 13,63 48,63

Nguồn: Trích từ Asian Development Bank (1995)–“Key Indicators of Developing Asian and Pacific Countries".

Tăng trưởng kinh tế của ba nước trên dựa vào các yếu tố cơ bản sau * Nguồn tăng trưởng.

- Vai trò nổi bật của sự tích luỹ vốn.

- Sự gia tăng liên tục kim ngạch xuất khẩu. - Sự đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu.

- Sự gia tăng vốn đầu tư nước ngoài. * Chính sách kinh tế:

- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. - Chính sách về hàng xuất khẩu.

- Các giá trị xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 26 - 29)