- Cơ cấu lại các khoản mục tài sản nợ tài sản có:Tổng Tài sản đến cuối năm 2005 là: 653.204 triệu đồng tăng trưởng bình quân hàng năm là 55,55%.
3.1.3. Nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam
Vốn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Quảng Nam, nó góp phần quyết định viêc hoàn thành kế hoạch, định
hướng cho giai đoạn đến mà Tỉnh đã đề ra.Việc đảm bảo và tăng vốn đầu tư sẽ mở rộng quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
Bảng 3.3: DỰ BÁO NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2010
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 – 2010
Tổng vồn đầu tư Tỷ đồng 4017 44072 Trong đó 1.Vốn trong nước Tỷ đồng 3 652 35 954 % so tổng vốn % 90.9 81.58 a. Từ ngân sách Tỷ đồng 1 653 14 750 % so tổng vốn % 41.15 33.47 b.Từ dân và DN Tỷ đồng 909 11 100 % so tổng vốn % 22.63 25.19 c.Tín dụng Tỷđồng 678 4 840 % so tổng vốn % 16.88 10.98 d.Từ bên ngoài Tỷ đồng 412 5264 % so tổng vốn % 10.26 11.94 2.Vốn ngoài nước Tỷ đồng 365 8118 % so tổng vốn đầu tư % 9.09 18.42 a.Vốn ODA Tỷ đồng 110 4869 % so tổng vốn đầu tư % 2.74 11.05 b.Vốn FDI Tỷ đồng 255 3249 % so tổng vốn đầu tư % 6.35 7.37
Nguồn:Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh QN giai đoạn
2001-2015.
Để đảm bảo GDP của tỉnh tăng bình quân 14%/năm cho giai đoạn 2006 - 2015 thì nhu cầu vốn đầu tư khoản 44.072 tỷ đồng, trong đó phần vốn trong nước chiếm 81,58% tương đương 35.954 tỷ đồng ( ngân sách TW chiếm 13%,ngân sách địa phương chiếm khoảng 30,5%), riêng nguồn vốn đầu tư tại Khu kinh tế mở Chu Lai khoảng 9.000 – 10.000 tỷ đồng. Vốn nước ngoài chiếm 18,42% tương đương 8.118 tỷ đồng [37]. Nhìn chung, chiến lược huy động vốn của tỉnh phù hợp với nền kinh tế quốc dân. Nguồn vốn bên trong là quyết định, nguồn vốn bên ngoài là quan trọng bởi vì nguồn vốn bên trong
mang tính chủ động, bảo đảm tính độc lập tự chủ của nền kinh tế, tích luỹ bên trong là điều kiện để tiếp nhận, sử dụng tốt nguồn vốn bên ngoài. Nguồn vốn tích luỹ từ nội bé nền kinh tế của tỉnh còn thấp.
Bảng 3.4: DỰ BÁO TÍCH LUỸ VỐN ĐẾN NĂM 2010
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2010
GDP Tỷ đồng 8.815 80.212
Khả năng huy động từ GDP Tỷ đồng 4.017 44.072
Khả năng tích luỹ đầu tư
Nguồn: Báo cáo tổng hợp- Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2015-UBND tỉnh.
Trong chương 2, luận văn đã phân tích diễn biến hệ số ICOR của kinh tế tỉnh qua các năm và thấy rằng để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của giai đoạn 2006-2010 là 14%/năm với hệ số ICOR khoảng 5 thì tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP của tỉnh phải đạt trên 60%-70% hơn gấp đôi so với cả nước. Đây là một thách thức không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, vì lãng phí, thất thoát vốn trong xây dưng cơ bản còn rất lớn “ước tính khoảng 25-30% tổng vốn đầu tư Nhà nước” [15].
Từ phân tích yêu cầu vốn cho chuyển dịch CCKT của tỉnh thì thấy rằng: nhu cầu vốn thì khá lớn, trong khi đó tích luỹ trong nước còn thấp, thất thoát lãng phí vốn còn cao, thu hút đầu tư nước ngoài càng ngày càng khó,vì vậy, trong thời gian đến việc cung ứng vốn cho chuyển dịch CCKT thông qua kênh ngân hàng là hết sức quan trọng.