- Cơ cấu lại các khoản mục tài sản nợ tài sản có:Tổng Tài sản đến cuối năm 2005 là: 653.204 triệu đồng tăng trưởng bình quân hàng năm là 55,55%.
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam [7]
kinh tế tỉnh Quảng Nam [7]
Quảng Nam nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi được thực hiện một số cơ chế chính sách đặc thù theo Nghị quyết NQ-39 /BCT và qui hoạch của Chính phủ; có các yếu tố, điều kiện cần thiết để trở thành mọt tỉnh công nghiệp trước năm 2020…, để thực hiện mục tiêu trên thì các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế phải phấn đấu để đạt được:
- Tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm cho cả thời kỳ 2006 - 2010 là 14%/năm. Tăng trưởng GDP năm 2006 là 13,5 %/năm.
2 Tổng kim ngạch XK 5 năm đạt1.150 triệu ÚD, tăng bình quân trên 27 %/ năm, năm 2010 đạt 350 triệu USD.
- Chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,đưa tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP từ 69% năm 2005 lên 82% vào năm 2010.Với lợi thế và tiềm năng sẵn có, để kinh tế tỉnh phát triển theo các mục tiêu đã được xác định trong tổng thể nền kinh tế quốc dân thì cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch theo hướng hợp lý, hiện đại.
* Về cơ cấu kinh tế chung:
Cơ cấu chung trong giai đoạn 2006 – 2015 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, cơ bản đã trở thành công nghiệp trước năm 2020. Tăng mạnh tỷ trọng song song công nghiệp và dịch vụ, đồng thời chủ động tạo tiền đề để đưa khối dịch vụ lên hàng đầu vào thời kỳ sau năm 2015. Chuyển mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng kinh tế hàng hoá - sản xuất thực phẩm, nguyên liệu, hàng thủ công và phát triển dịch vụ.
Một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại thì phải được chuyển dịch theo hướng: công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm, thuỷ sản [37] và để trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần phải quán triệt các quan điểm về chuyển CCKT tế đồng thời cũng phải xác định được phương hướng chuyển dịch theo xu hướng chung của nền kinh tế và đặc điểm kinh tế của tỉnh, do vậy cần phải chú ý đến các vấn đề sau:
- Cơ cấu kỹ thuật công nghệ:
Công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá, kết hợp những bước tiến tuần tự về công nghệ với việc tranh thủ rút ngắn bước đi, đón đầu, hình thành những mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của thế giới theo hướng thay thế nhập khẩu bằng xuất khẩu.
- Cơ cấu quy mô:
Để có thể lợi dụng được sự cạnh tranh thích hợp với công nghệ mới phù hợp với điều kiện vốn ít, đổi mới kỹ thuật và công nghệ nhanh chóng cần chú trọng cơ cấu “qui mô nhỏ, vừa, vốn đầu tư ít thu hồi nhanh” theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”.
- Cơ cấu thành phần kinh tế:
Tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển các doanh nghiệp Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Tập trung xây dựng những doanh nghiệp Nhà nước ở những ngành, những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế để nắm giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế.
- Cơ cấu vốn đầu tư:
Ưu tiên vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm, khắc phục tình trạng phân tán dàn trải. Dành vốn thích đáng để đầu tư phát triển nhanh khoa học kỹ thuật và công nghệ. Khuyến khích đầu tư của tư nhân trong nước phát triển những ngành, lĩnh vực chủ yếu mà chi phí thu hồi vốn nhanh có lợi nhuận lớn.Từ các quan điểm nêu trên tỉnh đã đưa ra dự báo CCKT ngành như sau:
Bảng 3.2: DỰ BÁO CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA QN
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2006 2007 2010
GDP 100 100 100
Công nghiệp+Xây dựng 36 37 42,5
Dịch vụ 35,5 36 39,5
Thuỷ sản nông lâm 28,5 27 18
Nguồn: Báo cáo tổng hợp - Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh QN đến năm 2010 - UBND tỉnh
* Định hướng phát triển các ngành [7 ]:
- Công nghiệp:
Tăng trưởng bình quân cho cả thời kỳ 2006 - 2010 đạt 28%/năm, năm 2006 27,5%. Đến 2010 chiếm 42,5% GDP của tỉnh.
Phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, hàng mây tre, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, dệt may, sản xuất giấy, xi măng, vật liệu xây dựng và ngành xây dựng; công nghiệp cơ khí, ô tô, xe máy; thuỷ tinh; sản xuất điện năng; công nghiệp điện tử; hoá chất và phân bón. Trong đó ưu tiên phát triển các ngành chế xuất. Khuyến khích các ngành công nghiệp sử
dụng nhiều lao động, các ngành tạo nguồn thu lớn cho ngân sách; đồng thời, có những bước đi tắt hướng đến kinh tế trí thức,từng bước hình thành các ngành sử dụng công nghệ cao.
Nhanh chóng hình thành công nghiệp chủ lực trên cơ sở phát huy lợi thế và tăng cường các thiết bị và công nghệ tiên tiến hiện đại tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ưu tiên đầu tư phát triển những ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu, những ngành công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thu hút nhiều lao động của tỉnh.
Tập trung hình thành các điều kiện ban đầu cho khu kinh mở Chu Lai phát triển nhanh, coi đây là bước đột phá về phát triển kinh tế của tỉnh. Hoàn thành và phát huy hiệu quả 04 khu công nghiệp (KCN Điện Nam - Điện Ngọc, KCN nghiệp Thuận Yên, KCN Bắc Chu Lai, KCN Tam Hiệp) và 18 cụm công nghiệp đã được quy hoạch đầu tư xây dựng, phát triển làng nghề và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với du lịch. Tiếp tục hình thành các khu, cụm công nghiệp mới, các làng nghề đảm bảo áp dụng công nghệ tốt hơn trước. Đầu tư phát triển công nghiệp năng lượng (thuỷ điện), công nghiệp khai khoán, xi măng… góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Tây của tỉnh.
- Các ngành thương mại - dịch vụ - du lịch:
Nhịp độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 2006 - 2010 của ngành dịch vụ là 18%. Năm 2006 là 17%. Đến năm 2010 tỷ trọng chiếm 39,5% GDP của tỉnh. Phát triển du lịch, thương mại - xuất, nhập khẩu; tài chính, tín dụng, bảo hiểm; dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ; bưu chính - viễn thông, hàng hải, hàng không, đào tạo, y tế.. trong đó ưu tiên hàng đầu là phát triển mạnh du lịch đào tạo và tài chính. Bắt đầu từ Hội An và Chu Lai, phát triển Quảng nam thành một trong những trung tâm du lịch lớn và dần dần phát triển thành một trung tâm tài chính và đào tạo. Phấn đấu đạt được bước tiến quan trọng về hàng hải, hàng không, hoạt động của khu thương mại tự do trong Khu kinh tế mở Chu Lai, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông và công nghệ thông tin.
+ Tập trung phát triển các ngành dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại; dịch vụ cung ứng vật tư, kỹ thuật; dịch vụ cung ứng giống cây trồng con vật nuôi; dịch vụ cung ứng tàu biển; và các loại hình dịch vụ công cộng khác. Chuẩn bị điều kiện để phát triển mạnh dịch vụ thông tin, viễn thông, tài chính, ngân hàng …
+ Tiếp tục phát triển du lịch thành một một ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng Hội An gắn với Mỹ Sơn thành trung tâm du lịch của cả nước. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch sinh thái của tỉnh như đường Hồ Chí Minh, Phú ninh, Khe Tân, Biển Rạng – Bàng Than, các điểm nước nóng thiên nhiên, các di tích lịch sử cách mạng …
- Ngành Nông lâm thuỷ sản: Sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 5%.
Tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; chuyển từ vùng nông nghiệp tự túc lương thực là chủ yếu thành nền nông nghiệp sản xuất thực phẩm và nguyên liệu là chủ yếu; từ nền nông nghiệp tính toán bằng hiện vật là chủ yếu sang nền nông nghiệp tính toán bằng giá trị. Tăng tỷ trọng chăn nuôi từ 28% hiện lên 35% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp gắn với tăng cường phòng chống dịch bệnh an toàn.
Trồng mới và khoanh nuôi, bảo vệ tài nguyên rừng, tăng độ che phủ từ 43,5% lên trên 45% vào năm 2010. Đầu tư phát triển công nghệ chế biến gỗ theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu.
Về thuỷ sản đặt lên hàng đầu việc nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu, các loại đặc sản có gi¸ trị cao và thuỷ sản nước ngọt. Phát triển các nghề đánh bắt hải sản đồng thời bảo vệ tốt tài nguyên biển và bảo tồn đa dạng sinh học. Gắn nuôi trồng và đánh bắt với công nghiệp chế biến, khắc phục tình trạng xuất khẩu thô.