Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 89 - 91)

+ Mục tiêu chung:

Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế mở ra là điều tất yếu, cùng với xu hướng đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong nước nói chung trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh nói riêng, đặt ra cho Ngân hàng những thời cơ và thách thức mới. Vì vậy chúng ta phải có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ để bắt kịp với nhịp độ cạnh tranh và hội nhập.

Xã hội ngày càng phát triển, sản phẩm đòi hởi ngày càng đổi mới và đa dạng để đáp ứng tương xứng với sự phát triển đó, đồng thời sự phát triển kinh tế tri thức ngày càng tăng lên, càng làm cho nguồn lực con người giữ một vị trí quan trọng hơn. Đây là những con người được đào tạo, con người có kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo, như vậy nguồn lực con người mới thực sự là nguồn lực chủ đạo trong sự phát triển kinh tế.

Mục tiêu của đào tạo nguồn nhân lực là trang bị những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV để họ làm tốt công việc được giao trong hiện tại và phát triển trong tương lai, đào tạo đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu và bảo đảm chất lượng phục vụ những mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược và cụ thể là làm chủ công nghệ, tiếp thu những thành tựu khoa học ngành ngân hàng của các nước trên thế giới áp dụng phù hợp vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh đối với ngân hàng chúng ta.

+Các chỉ tiêu cụ thể:

Có từ 5% CB được đào tạo trên đại học, 15% cán bộ có trình độ Cao cấp; cử nhân chính trị, 8% CB có bằng 2 đại học trở lên,100% cán bộ làm chuyên môn nghiệp vụ có trình độ C:Anh văn (hiện nay trình độ C Anh văn tại Chi nhánh là 60%)

Bảng 3.7:DỰ KIẾN NGUỒN NHÂN LỰC

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Số người 85 (theo định biên được duyệt) 93 99 107 112

+ Các giải pháp trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Mỗi người phải tự xác định “học là để làm” chứ không phải “học để biết”, học không bao giờ thừa đối với mỗi người. Con đường chuyển hoá từ tri thức sách vở (được đào tạo từ các trường) đây là: “ dữ liệu là đào tạo cơ bản”, còn đối với doanh gnhiệp, đào tạo không dừng lại ở đó mà chuyển thành “công nghệ” của chính doanh nghiệp của mình để từ đó đưa những kiến thức hiểu biết vào lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng mình tạo ra lợi ích, nâng cao đời sống CBCNV, nâng cao vị thế của Ngân hàng trên địa bàn, tiến tới hội nhập theo xu hướng mới của thời đại.

Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa trong công tác đào tạo đối với cán bộ dự nguồn như: các lớp chính trị, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước… bố trí cán bộ hợp lý để tham dự các lớp đào tạo của Ngành và của địa phương tổ chức. Áp dụng chính sách khuyến khích thoả đáng trong việc tự học tập nâng cao trình độ của mỗi cá nhân.

- Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin:

+ Mục tiêu: cung ứng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao và tiện dụng cho khách hàng. Đồng thời phục vụ cho việc quản trị điều hành.

+ Các giải pháp cụ thể:

Trang bị đầy đủ số lượng máy tính để đáp ứng công nghệ mới, thay thế số máy lạc hậu, đặc biệt là máy chủ cần phải có biện pháp nâng cấp hoặc thay thế, cung cấp các thiết bị lưu điện có dung lượng lớn để đảm bảo sự ổn định.

Trên cơ sở các chương trình của TW, Chi nhánh nâng cao các sản phẩm ứng dụng hiện có để đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ trước mắt, xây dựng và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ để có thể xây dựng các chương trình ứng dụng có chất lượng và đáp ứng được yêu cầu ngày cµng cao.

Triển khai và ứng dụng tốt các chương trình ứng dụng diện rộng của toàn ngành, nâng cao tiện ích dịch vụ cho khách hàng. Xây dựng các chương trình con hỗ trợ cho hoạt động nghiệp vụ.

Đào tạo đội ngũ chuyên viên giỏi, trang bị những kiến thức cơ bản về vận hành, sử dụng công nghệ tiên tiến.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 89 - 91)