Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 112 - 114)

- Đánh giá chung:

3.3.3.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Tiến hành sửa đổi Luật NHNN và Luật Các TCTD đồng thời với việc hoàn thiện các văn bản theo hướng:

+ Nâng cao tính độc lập tự chủ của NHNN trong điều hành, quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng.

+ Ổn định đồng tiền, kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.

+ Hoàn thiện các quy định về tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước theo lộ trình tự do hoá thương mại dịch vụ tài chính. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật theo cam kết mở cửa thị trường. Sửa đổi bổ sung quy định về cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

- Với chức năng quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp theo dõi, kiểm tra giám sát thường xuyên tình hình thực hiện cơ chế cho vay, cơ chế đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng, đặc biệt lưu ý các

khách hàng vay vốn tại nhiều TCTD trong và ngoài địa bàn nhằm đưa ra các cảnh báo, phòng ngừa hữu hiệu, nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng.

- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh cần tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương và là đầu mối phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật tạo điều kiện giúp các ngân hàng xử lý nhanh tài sản thế chấp, các khoản nợ đóng băng, quản lý doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh.

- Ngân hàng Nhà nước tỉnh cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát để phát hiện các hành vi vi phạm các qui định của Nhà nước của Ngành, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng nhằm kịp thời ngăn chặn để không ảnh hưởng đến môi trường hoạt động ngân hàng.

Tóm lại từ việc nghiên cứu tổng quan về lý luận và bối cảnh chuyển dịch CCKT ở Việt Nam, phân tích đánh giá tác động của TDNH vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hưóng CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nêu lên những vấn cần đặt ra để giải quyết ở chương 1và 2; trong chương 3 luận văn đã nêu lên những định hướng giải pháp của TD của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam nhằm thúc đẩy nhanh chuyển dịch CCKT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Những giải pháp phát huy vai trò TD của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT QN nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT với các nét chính như sau:

- Cần phải đa dạng hoá nguồn vốn huy động với nhiều hình thức huy động khác nhau, nhằm khơi tăng mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, cũng như trong các tổ chức kinh tế - xã hội...

- Vốn tín dụng ngân hàng được sử dụng một cách có hiệu quả vào các mục tiêu kinh tế của tỉnh, kết hợp tối ưu vốn tín dụng với các nguồn vốn khác để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kính tế theo hướng CNH, HĐH.

KẾT LUẬN

Để cho tỉnh Quảng Nam phát triển nhanh mạnh, bền vững và sớm trở thành một tỉnh công nghiệp, cần phải có sự tác động đồng bộ của nhiều nhân tố, trong đó TDNH là một nhân tố không thể thiếu được. Luận văn không có tham vọng trình bày toàn diện vai trò của TD Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT QN đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam mà chỉ tập trung phân tích, luận giải vai trò của TD Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT QN trong quá trình chuyển dịch CCKT của tỉnh Quảng Nam và đưa ra các giải pháp trên giác độ sửa đổi bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý, khai thác nhằm phát huy mạnh hơn vài trò TD của Chi nhánh trong quá trình chuyển dịch CCKT. Trên tinh thần đó luận văn đã đi sâu vào các vấn đề sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 112 - 114)