Cải cách thủ thủ tục thẩm định và nâng cao chất lượng thẩm định

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 105 - 107)

- Đánh giá chung:

3.2.4.Cải cách thủ thủ tục thẩm định và nâng cao chất lượng thẩm định

* Cải cách thủ tục thẩm định

Thẩm định có thể nói là khâu quan trọng nhất trong quá trình cung ứng tín dụng cho khách hàng. Ngân hàng có làm tốt công tác thẩm định thì mới hạn chế được rủi ro tín dụng. Công tác thẩm định được tiến hành từ khâu thu thập thông tin, kỷ năng phân tích, dự báo... Đối tượng được thẩm định là các khách hàng vay và các khoản vay.

- Việc thẩm định các dự án vay vốn thường phải qua hai cấp: ở các chi nhánh tại địa phương và cấp trung ương ở Hội sở chính. Từng Chi nhánh tuỳ theo điều kiện chất lượng về tín dụng về năng lực cán bộ, mô hình tổ chức... để giao quyền phán quyết cho các chi nhánh.Thông thường mức giao quyền phán quyết ở hai nội dung là mức cho vay và thời gian cho vay. Hầu hết các dự án có mức vay vốn lớn, thời gian dài hơn 10 năm đều phải do Hội sở chính quyết định. Việc xem xét thẩm định ở hai cấp thường gây nhiều trở ngại kéo dài thời gian có khi dẫn đến mất thời cơ kinh doanh của khách hàng, hoặc do đầu tư không đúng lúc nên dẫn đến khả năng trả nợ của dự án không đảm bảo. Do đó, cần phải cải cách công tác thẩm định theo hướng sau:

- Mở rộng mức phân quyền cho các Chi nhánh ở các địa phương

- Sự phối kết hợp giữa Chi nhánh và Hội sở chính phải được chặt chẽ ngay từ đầu về mặt chủ trương.

- Quy trình thẩm định tại chi nhánh cần phải được xem xét theo hướng

rõ người, rõ việc, cần phải xây dựng quy trình thẩm định phù hợp thống nhất

chung trên tinh thần phục vụ nhanh chóng kịp thời cho khách hàng. Ở đây vấn đề quan trọng nhất là sự phối kết hợp giữa các phòng ban trong Chi nhánh và giữa Chi nhánh với Trung ương.

- Đối với các khoản vay đồng tài trợ cần thống nhất thành lập chung một tổ thẩm định để thẩm định, không nên thẩm định riêng rẽ mỗi ngân hàng như vậy rất tốn kém thời gian. Tổ thẩm định bao gồm các cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm, có đạo đức nghề nghiệp của mỗi ngân hàng.

* Nâng cao chất lượng thẩm định

Công tác thẩm định đòi hỏi cán bộ thẩm định không những phải tinh thông nghiệp vụ mà còn phải hiểu biết rộng rãi, sâu sắc nhiều lĩnh vực khác như ngành nghề kinh doanh của khách hàng, các qui định của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Do đó cán bộ thẩm định phải thường xuyên cập nhật các quy định mới của Nhà nước về đầu tư, kế toán, đấu thầu, quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, thuê đất đai, giá cả, cung cầu thị trường. Chất lượng thẩm định tuy có ảnh hưởng nhiều đến quyết định cho vay nhưng thực tế đôi khi dự án có triển vọng tốt nhưng hồ sơ vay vốn không thuyết phục, do vậy khó chấp nhận duyệt cho vay. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần giúp đỡ khách hàng vay từ khâu lập dự án với vai trò như là chuyên gia tư vấn, qua đó nắm thêm các thông tin cần thiết về khách hàng.

Một vấn đề hết sức cần chú ý là trong môi trường kinh doanh đầy biến động, do đó vấn đề dự báo, phòng ngừa rủi ro là những vấn đề cực kỳ phức tạp, cần phải có năng lực trình độ thì mới đáp ứng được yêu cầu.

Thông tin cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Cán bộ thẩm định cần thu thập thông tin qua nhiều nguồn khác nhau, qua đó rút ngắn được thời gian thẩm định, đưa ra được phương pháp phòng chống rủi ro hữu hiệu...

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 105 - 107)