1 Dân số trung bình người 395296 42300 425220 43888 452947 465622 477556 2 GDP (giá hiện
2.1.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế của nước ta
Trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta được vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những kết quả tích cực. Những năm gần đây: “Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện( bình quân 5 năm 1996 - 2000 GDP tăng 7%/năm và 5 năm trở lại đây 2001 – 2005 tăng 7,51%/năm) chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của một số lĩnh vực sản xuất và sản phẩm có chuyển biến..., cơ cấu của nền kinh tế tiếp tục có chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, phát huy các lợi thế cạnh tranh” [9, tr.56 ].Tuy vậy, thực trạng nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém, bất cập. Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu. Tích luỹ nội bộ và sức mua trong nước còn thấp. Cơ cấu kinh tế còn chuyển dịch chậm theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn sản xuất với thị trường. Cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý. Quan hệ sản xuất có mặt chưa phù hợp. Kinh tế Nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể chưa mạnh.
Về bản chất của sự chuyển dịch vẫn là chuyển dịch của một nền kinh tế chậm phát triển. GDP bình quân đầu người còn thấp, vùng núi trung du, nông thôn cơ cấu kinh tế còn chuyển dịch còn chậm, xuất khẩu sản phẩm thô là chủ yếu…Riêng về cơ cấu ngành kinh tế cốt lõi vẫn là cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ.
Với cơ cấu kinh tế ngành như hiện nay, nước ta mới đạt được trình độ tương đương với Hàn Quốc, Malaysia, Singapo vào những năm 70, một trình độ còn tương đối thấp. Vậy về mặt cơ cấu kinh tế ngành, chúng ta còn “tụt hậu” xa so với các nước trong vùng khoảng 15, 20 năm. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ mỗi ngành nước ta còn mất cân đối.
Qua nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và thực trạng cơ cấu kinh tế ngành nói riêng thấy rằng thực trạng cơ cấu kinh tế của nước ta
trong những năm qua vẫn còn mang nặng "di sản" của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp.
Cơ cấu kinh tế có thời gian bố trí theo quy mô lớn (dồn vốn cho phát triển công nghiệp nặng). Quá trình điều chỉnh tuy có đặt nông nghiệp lên mặt trận hàng đầu, song chưa tạo ra cho nông nghiệp có đủ mối quan hệ và phát triển tương ứng của các ngành đảm bảo đáp ứng nhu cầu đầu vào và đầu ra của sản phẩm nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp. Việc thực hiện ưu tiên phát triển các ngành kết cấu hạ tầng dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình thực hiện chiến lược kinh tế “mở” gắn với chiến lược công nghiệp hoá hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế hàng nhập khẩu biểu hiện ở chỗ kim ngạch nhập khẩu vẫn còn cao hơn kim ngạch xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế những năm qua còn mang nặng dấu ấn của cơ cấu kinh tế kiểu tự cấp, tự túc khép kín, chia cắt giữa trung ương và địa phương cản trở sự hình thành thị trường thống nhất, cản trở sự hình thành phát triển của ngành kỹ thuật - kinh tế có chuyên môn hoá cao và các vùng chuyên canh của cả nước. Biểu hiện ở chỗ tỉnh nào cũng muốn mình có nhà máy đường, nhà máy bia, xi măng…
Việc bố trí cơ cấu kinh tế trong từng ngành còn xem nhẹ trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ mới, tách rời giữa sản xuất và lưu thông, không dựa vào sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Bảng 2.9: THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA VIỆT NAM
Đơn vị tính: %
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số 100 100 100 100 100 100
Công nghiệp - Xây dựng 38,13 38,55 40,50 40,09 41,00 41,52
Nông lâm nghiệp - Thuỷ sản 23,24 22,99 21,70 21,76 20,90 20,40
Dịch vụ 38,63 38,46 37,80 38,15 38,10 38,08
- Đòi hỏi khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Để phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao, cần phải thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta lên trình độ hợp lý, khoa học, qua đó tiến hành trang bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại cho nền kinh tế quốc dân. Chỉ có phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới đáp ứng được đòi hỏi cấp bách trên.
+ Muốn đạt được yêu cầu về tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn liền với công bằng xã hội thì phải lấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ nhằm khai thác phát huy một cách tối ưu những tiềm năng lợi thế so sánh của đất nước làm nội dung và mục tiêu trực tiếp xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
+ Cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường “mở cửa”, hướng mạnh về xuất khẩu công nghiệp chế biến phát triển mạnh sẽ giảm tỷ trọng và tiến đến xoá bỏ xuất khẩu sản phẩm ở dạng thô.
+ Thực tiễn kinh tế xã hội nước ta có những vấn đề nổi cộm mà muốn giải quyết vấn đề đó cần phải đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tạo tiền đề và điều kiện cho phát triển:
Nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều mặt yếu kém, công nghệ còn lạc hậu, năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp. Nông nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng độc canh lúa và thuần nông, con giống và cây trồng chưa đổi mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Từ đó, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ và trở thành nỗi lo của người nông dân. Để thoát khỏi tình trạng này không chỉ trông chờ vào sự đổi mới cơ chế mà còn phải đổi cơ cấu kinh tế.
Hệ thống kết cấu hạ tầng dịch chuyển kinh tế và dịch vụ xã hội còn thấp kém so với yêu cầu phát triển sản xuất. Việc cải thiện đời sống dân sinh còn thua kém các nước trong khu vực. Nhờ có chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng đạt trình độ khu vực và thế giới.
Trong công nghiệp trình độ công nghệ còn lạc hậu, công nghiệp truyền thống còn chậm đổi mới. Ngành công nghiệp mới, mũi nhọn hầu như mới bắt đầu chưa có những bước tiến đáng kể, sản phẩm làm ra khó đứng vững trên thương trường, khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vì thế trong quá trình hội nhập nền kinh tế nước ta còn phải vượt qua nhiều thách thức.
Nước ta có nhiều lợi thế so với một số nước về tài nguyên, khí hậu và địa lý kinh tế, nhưng cho đến nay phần lớn các tiềm năng và lợi thế đó chưa được khai thác thoả đáng.
Chính vì những phân tích ở trên mà Đảng ta, Nhà nước ta đã đưa việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế lên hàng đầu trong phần định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu. Như vậy việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là yêu cầu không thể thiếu được để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, khắc phục tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế.
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG NAM VỚI QUÁ TRÌNH