- Tầm nhìn: Ngân hàng chất lượng uy tín
3.2.1.2.2. Mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực kinh doanh trong gia
đoạn 2006-2010
- Công tác nguồn vốn: Mục tiêu là thu hút nguồn vốn rÏ, æn định.
+ Chỉ tiêu cụ thể: Huy động vốn tăng trưởng hằng năm khoảng 15%, trong đó: Cơ cấu trung dài hạn chiếm tỷ trọng khoảng 21%/Tổng huy động, TCKT chiếm 54-60%/ tổng huy động. Nguồn vốn VND chiếm khoảng 85%/Tổng huy động.
+ Các giải pháp cụ thể:
Cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng nâng tỷ trọng nguồn vốn huy động trung, dài hạn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, có chính sách cụ thể đối với khách hàng có số dư tiền gửi thanh toán lớn tiếp tục đẩy mạnh các hình thức khuyến mãi để thu hút vốn.
Tăng cường công tác quảng bá thông tin phục vụ cho công tác huy động với chi phí hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng. Theo dõi thường xuyên, nắm bắt kịp thời diễn biến lãi suất huy động vốn trên địa bàn để điều chỉnh chính sách huy động phù hợp.
Tiếp tục giữ vững và có chính sách thích hợp để tăng trưởng khách hàng không để mất khách hàng, nhất là những khách hàng là TCKT có số dư lớn, duy trì mối liên hệ thường xuyên với các khách hàng truyền thống, tăng cường mở rộng mối quan hệ với các khách hàng mới (các tổ chức xã hội và các đơn vị sự nghiệp), các khách hàng có nguồn vốn lớn, chi phí thấp như kho bạc Nhà nước, Bưu điện, Điện lực, các công ty lớn....bằng cách nắm bắt thông
tin kịp thời của từng khách hàng để tiếp cận và đồng thời có những chính sách như áp dụng mức phí dịch vụ linh hoạt và hợp lý, kết hợp với các hình thức cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng mới doanh số hoạt động lớn.
Đẩy mạnh việc tiếp cận các DN thuộc các thành phần kinh tế khác ngoài QD, các DN ngoài xây lắp, các DN vừa và nhỏ, các DN trong khu CN, khu KTM... để thâm nhập, khai thác và triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giảm sự biến động nguồn vốn theo chu kỳ.
- Công tác tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu: + Mục tiêu: "Hiệu quả - chất lượng - tăng trưởng - bền vững"
+ Chỉ tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân 17,5%. Trong đó: Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ bình quân là 50%, tỷ trọng cho vay NQD/tổng dư nợ bình quân là 50%, tỷ trọng cho vay có đảm bảo/tổng dư nợ bình quân là 65%, tỷ trọng dư nợ VNĐ/tổng dư nợ bình quân là 88% và tỷ lệ nợ quá hạn bình quân là 3%.
+ Định hướng, chính sách cụ thể:
Với đặc điểm của tỉnh Quảng Nam là đang trong giai đoạn phát triển, có Khu kinh tế mở Chu Lai nên nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế rất lớn, do vậy định hướng hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 là tiếp tục tăng trưởng vững chắc phục vụ đầu tư phát triển kinh tế địa phương và đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tập trung vào một số ngành và một số lĩnh vực sau:
*Về định hướng tín dụng:
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của các Khu công nghiệp, các cụm
công nghiệp, Khu Kinh tế mở Chu Lai và cho vay đối với các dự án đầu tư
vào KCN, Khu KTM:
Trước mắt trong giai đoạn từ 2005 đến 2010, bên cạnh nguồn vốn của Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác chủ đầu tư huy động, Chi nhánh dự kiến sẽ tham gia đầu tư vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế mở Chu Lai, đầu tư cho giai đoạn 2 của dự án Khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc.
Chọn lọc để cho vay trung và dài hạn, cho vay vốn lưu động kết hợp với việc phục vụ trọn gói các dịch vụ ngân hàng đối với các dự án đầu tư vào trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế mở Chu Lai thuộc các ngành công nghiệp hoá dầu, hoá chất và vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông lâm thủy hải sản xuất khẩu, chế biến thực phẩm; công nghiệp sản xuất hàng gia dụng (giấy, nhựa, nhôm, kính, da giày), các ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, chế tạo máy và thiết bị công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng may mặc...vv mà qua thẩm định có hiệu quả, có khả năng trả nợ và đáp ứng được các điều kiện tín dụng theo quy định.
Đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị:
Dự án Khu đô thị mới Điện Nam, Điện ngọc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích quy hoạch là 2.700 ha và được đầu tư làm 3 giai đoạn theo dạng cuốn chiếu, hình thức huy động vốn đầu tư là “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng”. Theo dự án thì đây là đô thị loại 3 với dân số vào khoảng từ 150.000 đến 200.000 dân. Giai đoạn 1 của dự án được thực hiện bắt đầu từ năm 2003 và có quy mô 530 ha, đầu tư 11 khu dân cư tập trung và các thiết chế phục vụ dân sinh. Đây là khu vực tập trung dân cư chính của đô thị. Giai đoạn 2 của dự án có quy mô 600 ha. Giai đoạn 3 của dự án sẽ được đầu tư tiếp khi giai đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh. Khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc theo quy hoạch sẽ nằm trong đô thị mới. Khu đô thị mới Điện Nam Điện Ngọc hình thành sẽ tạo nên dải đô thị - du lịch ven biển từ Đà nẵng đến Hội an.
Chi nhánh dự kiến chọn lọc một số Khu dân cư có lợi thế thương mại để cho vay vốn trung và dài hạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn thu hồi vốn là từ việc khai thác quỹ đất.
Đầu tư cho các dự án khai thác tiềm năng du lịch:
Tỉnh Quảng Nam xác định du lịch dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn và đã hoàn thành quy hoạch tổng thể du lịch Hội an, Duy xuyên, quy hoạch phát triển các khu du lịch ven biển, định hướng phát triển mạnh trung tâm du lịch Hội An, nối vùng du lịch Đà Nẵng - Hội An - Mỹ Sơn thành tam giác du lịch kết hợp với phát triển các làng nghề tạo thêm sức hấp dẫn cho du khách.
Hiện nay đã có 54 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD.
Từ định hướng phát triển về du lịch dịch vụ của địa phương, Chi nhánh dự kiến sẽ chọn lọc một số dự án qua thẩm định có hiệu quả, có khả năng trả nợ để đầu tư vốn trung và dài hạn xây dựng Khách sạn, Làng du lịch ven biển, Khu du lịch sinh thái, Khu nghỉ mát đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra Chi nhánh dự kiến sẽ cho vay để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương như Mộc Kim Bồng, đúc đồng Phước Kiều, dệt Duy Xuyên..., tạo nên sự phong phú về văn hóa làng nghề nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài.
Mở rộng cho vay ngắn hạn các khách hàng sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu:
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, Chi nhánh tiếp tục chọn lọc các khách hàng hoạt động có hiệu quả cũng như những mặt hàng có vùng nguyên liệu ổn định, hàng hoá ít bị ảnh hưởng biến động về giá trên thị trường để cho vay ngắn hạn kết hợp với việc phục vụ các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
Ngoài ra, Chi nhánh tiếp tục mở rộng cho vay vốn ngắn hạn đối với các khách hàng hoạt động trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản để đẩy mạnh hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu như cát trắng, cao lanh, silica...vv.
Cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh
doanh cá thể:
Lựa chọn khách hàng ở tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực của nền kinh tế hoạt động có hiệu quả để cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn có đảm bảo. Chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các ngành phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Cho vay đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương và các Cụm công nghiệp ở các Huyện, thị xã trong tỉnh. Mở rộng cho vay có đảm bảo đối với các hộ sản xuất, kinh doanh thương mại hoạt động có hiệu quả.
Cho vay đối với các khách hàng hiện đang có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh:
Thực hiện việc đánh giá, phân loại khách hàng theo qui định để lựa chọn và củng cố khách hàng tốt, thu hẹp và chấm dứt quan hệ tín dụng đối với những khách hàng hoạt động kém hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ việc gia tăng tín dụng phù hợp với khả năng nguồn vốn của Chi nhánh.
Đối với những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, chỉ tiếp tục cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thi công các công trình được bố trí nguồn vốn thanh toán rõ ràng, có khả năng thu hồi nợ và đáp ứng được các điều kiện về bảo đảm tiền vay. Kiên quyết từ chối cho vay đối với những công trình không có kế hoạch vốn hoặc không bố trí đủ nguồn vốn đầu tư. Mở rộng quan hệ tín dụng đối với các đơn vị thi công các công trình kết cấu hạ tầng đồng bộ, các dự án phát triển năng lượng miền núi có nguồn vốn thanh toán rõ ràng nhằm tạo dựng mối liên kết phát triển kinh tế nội tỉnh và các tỉnh trong vùng như công trình đường Hồ Chí Minh, công trình thủy điện Đak- mi 4, A Vương I và Sông Tranh II,...vv.
Đối với các khách hàng hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực khác, chỉ tiếp tục quan hệ tín dụng khi khách hàng hoạt động có hiệu quả, có khả năng trả nợ và đáp ứng được các điều kiện về đảm bảo nợ vay.
Tiếp tục cho vay đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động đối với những khách hàng hoạt động có hiệu quả, trả nợ tốt.
* Về các giải pháp:
Đẩy mạnh phát triển tín dụng tiêu dùng, tín dụng đối với tư nhân cá thể và hệ thống bán lẻ.
Mở rộng lĩnh vực đầu tư trên cơ sở định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của Tỉnh, các khu CN, Khu KTM để tập trung đầu tư vốn vào các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng xuất khẩu có hiệu quả, các DN vừa và nhỏ, các DN nghiệp ngoài quốc doanh và các ngành nghề truyền thống cũng như các mô hình kinh tế trang trại để tăng cường cơ cấu lại khách hàng và cơ cấu lại nợ theo định hướng của TW.
Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu. Tích cực thu nợ KHNN, nợ hạch toán ngoại bảng và lãi treo. Thực hiện phân loại nợ xấu đúng qui định và trích đủ DPRR.
Xây dựng chính sách đầu tư tín dụng, chính sách khách hàng cụ thể của Chi nhánh trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Chính sách tín dụng phải gắn chặt và phù hợp với chương trình cổ phần hoá, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước của địa phương.
Chủ động tiếp thị, tìm kiếm, lựa chọn khách hàng tiềm năng, có hướng phát triển để xây dựng quan hệ lâu dài ngay từ đầu nhằm xây dựng nền khách hàng vững chắc. Kết hợp chặt chẽ hoạt động tín dụng với phục vụ trọn gói các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích Ngân hàng cho khách hàng.
Tăng cường kiểm soát chặt chẽ công tác tín dụng, tăng trưởng vững chắc và đảm bảo chất lượng, tất cả các dự án, khoản vay đều được thẩm định, chặt chẽ về pháp lý, tuân thủ đúng qui định, đúng qui trình. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, khoản vay. Nâng cao trách nhiệm cá nhân trong tất cả các khâu của quá trình cho vay, bảo lãnh.
Thường xuyên phân tích, đánh giá và phân loại tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tăng tỷ trọng nợ có bảo đảm theo quy định của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Tập trung phân tích đánh giá tài sản đảm bảo nợ, chỉ nhận làm đảm bảo những tài sản có khả năng chuyển được thành tiền khi xảy ra rủi ro. Tập trung rà soát lại tất cả các khoản vay, thực hiện xử lý tốt nợ tồn đọng theo đúng lộ trình. Kiên quyết tận thu các khoản nợ đã được xử lý.
Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ và khả năng xử lý công việc của cán bộ tín dụng trong giai đoạn mới.
* Về nợ xấu:
Tiếp tục bám sát các nguồn thu để kịp thời có biện pháp thu nợ. Một số khoản nợ làm việc với Công ty mua bán nợ của Bộ tài chính để bán nợ. Phối hợp và kiến nghị các cơ quan ban ngành có liên quan hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc thu hồi nợ hoặc xử lý bằng quỷ dự phòng rủi ro.