Phòng ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 110 - 111)

- Đánh giá chung:

3.2.6.3.Phòng ngừa rủi ro tín dụng

- Nâng cao chất lượng quản lý: năng lực quản lý trong việc xử lý nhanh chóng các vấn đề có khả năng xảy ra trước khi nó gây ảnh hưởng tiêu cực đối với ngân hàng.

- Đa dạng hoá danh mục đầu tư: san rộng các khoản tín dụng cho nhiều loại khách hàng đa dạng, phong phú bao gồm các thành phần kinh tế, các hộ gia đình với những nguồn thu nhập và tài sản thế chấp khác nhau.

- Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện kịp thời các sai sót để khắc phục, hạn chế giảm thiểu rủi ro. Cần sử dụng hai phương pháp chính là kiểm tra trực tiếp và giám sát gián tiếp. Khi thực hiện kiểm tra trực tiếp thường thì liên quan với các vụ việc xấu phát sinh nên khi quá chú trọng

vào phương pháp này cũng gây tâm lý không tốt cho hoạt động kinh doanh. Do đó khi sử dụng phương pháp kiểm tra trực tiếp phải có cách thức phù hợp thông qua kiểm toán độc lập có chuyên môn sâu. Dựa trên kết quả tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán để tiến hành phân tích đánh giá,qua đó tạo nên được kênh giám sát hữu hiệu.

- Tăng cường phối hợp với bảo hiểm trong giảm thiểu rủi ro tín dụng, ví dụ như khách hàng là cá nhân khi vay vốn có thể dùng các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ làm đảm bảo hoặc các dự án, khoản vay đều phải được yêu cầu bảo hiểm. Khi họ mất khả năng thanh toán thì khoản nợ sẽ được trả bằng tiền bảo hiểm.Nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của khách hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 110 - 111)