Những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam trong vi ệc chuyển dịch c ơ

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 67 - 71)

- Cơ cấu lại các khoản mục tài sản nợ tài sản có:Tổng Tài sản đến cuối năm 2005 là: 653.204 triệu đồng tăng trưởng bình quân hàng năm là 55,55%.

2.2.5.3 Những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam trong vi ệc chuyển dịch c ơ

cấu kinh tế

* Nguyên nhân khách quan

Nền kinh tế của tỉnh đang ở điểm xuất phát thấp nên mặc dù tốc độ tăng trưởng qua các năm cao nhưng qui mô còn nhỏ, từ đó ảnh hưởng đến qui mô các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh. GDP của tỉnh còn chiếm rất nhỏ so với GDP của cả nước, điều này cho thấy nền kinh tế của tỉnh chưa phát triển tương xứng với vai trò vị trí tiềm năng của nó.

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, đặt biệt là tình trạng lạc hậu của máy móc thiết bị và công nghệ điều này được biểu hiện ở chỗ tỉnh chưa có ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm mũi nhọn để làm động lực phát triển các ngành kinh tế khác.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thấp, tiến độ cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê…còn chậm so với yêu cầu đặt ra.

Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trong những năm qua nhất là các doanh nghiệp Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Vào cuối năm 1997, số doanh nghiệp Nhà nước của cả nước là 5429 trong đó làm ăn có lãi 2196 doanh nghiệp, tạm thời thua lỗ

2393, thua lỗ 840 doanh nghiệp [17, tr.121]. Đến 31/12/2005, toàn tỉnh Quảng Nam có 727 doanh nghiệp, trong đó có; 52 doanh nghiệp nhà nước; 661 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 14 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 727 DN trên có 576 DN sản xuất kinh doanh có lãi, chiếm 79,2 %,trong đó có: 523 DN ngoài quốc doanh và 12 DN có vốn đầu tư nước ngoài. Trong số 52 DNNN do tỉnh quản lý có 41 DN làm ăn có lãi, còn lại 13 DN làm ăn cầm chừng và thua lỗ [5].

Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu trong cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp tháng 3/2004: "vừa giải quyết 18.000 tỷ đồng này thì lại 18.000 tỷ đồng nợ xấu khác mới phát sinh”.

Trên địa bàn QN đã có một vài nhà máy, đơn vị kinh doanh kém hiệu quả như nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Brao, Công ty xuất nhập khẩu Quảng Nam, Nhà máy sản xuất giày xuất khẩu Duy sơn, Công ty sản xuất phân bón Quảng Nam, vừa qua dẫn đến một vài trường hợp phải bán tài sản cầm cố thế chấp cho Công ty mua bán nợ của Bộ tài chính để thu hồi nợ được xem là trường hợp điển hình về việc xử lý tài chính doanh nghiệp.

Qua đó thấy rằng, việc sắp xếp đổi mới các DNNN có tác động rất lớn đến việc sử dụng vốn của các NHTM nói chung vì các NHTM hoạt động cũng vì mục tiêu lợi nhuận nên chỉ đầu tư vốn vào những doanh nghiệp, dự án có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và lãi.

- Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp rất thấp so với yêu cầu sản xuất kinh doanh đặt ra. Tình trạng này làm cho các doanh nghiệp thiếu chủ động trong sản xuất kinh doanh. Phần lớn các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu ở mức từ dưới 5 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu từ 5-10 tỷ đồng chỉ chiếm từ 10-15%.

Như vậy có thể thấy các doanh nghiệp tại Quảng Nam quản lý có qui mô vừa và nhỏ là chủ yếu. Máy móc thiết bị công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp tuy đã được đổi mới, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu làm cho sản phẩm sản xuất ra thiếu sức cạnh tranh, rất khó khăn khi hội nhập.

Với mức vốn như trên, hầu hết các đơn vị kinh tế Quảng Nam có lợi thế nhạy bén hơn các doanh nghiệp lớn khi thay đổi thiết bị công nghệ theo hướng hiện đại, để tiếp thu cái mới hơn nhưng sức cạnh tranh lại kém. Tăng vốn tự có để tăng năng lực tài chính để đáp ứng đủ cho sản xuất kinh doanh, hạn chế vốn vay ngân hàng là một bài toán khó đối với các thành phần kinh tế trong quá trình chuyển dịch CCKT. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vốn và tài chính là yếu tố cản trở số một đối với sản xuất của doanh nghiệp.

Như vậy, khó khăn đầu tiên là vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới thiết bị.

- Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ còn yếu kém, bất cập, phần lớn chưa thích nghi với cơ chế mới, đa số làm theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn. Một bộ phận cán bộ quản lý ở một số doanh nghiệp chưa nhạy bén.

Đây cũng là trở ngại rất lớn trong việc áp dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.

- Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, cơ chế quản lý kinh tế tuy đã được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, chưa thuận lợi cho hoạt động kinh tế.

+ Quy định về trách nhiệm người đi vay chưa rõ ràng. Trách nhiệm của người đi vay trong bộ luật dân sự, các luật tổ chức tín dụng, các thông tư hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước và trong hợp đồng tín dụng. Nhưng tất cả đều chung chung. Khi người vay không trả được nợ thì áp dụng chế tài tín dụng đó là chuyển nợ quá hạn và biện pháp cuối cùng là phát mãi tài sản của người vay. Các ngân hàng là chủ nợ của doanh nghiệp nhưng hầu như đã trở thành con nợ.

+ Quy định về công khai tài chính của doanh nghiệp không khả thi. Các báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của doanh nghiệp không được công khai hoá. Theo quy định thì Giám đốc của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về số liệu trung thực, chính xác trong báo cáo quyết toán nhưng hiện trạng lãi giả lỗ thật đang là một tình trạng phổ biến hoặc doanh nghiệp thua lỗ

trong 2 năm liền thì giải thể….Hoặc ngay khi có kiểm toán độc lập thì số liệu đưa ra vẫn không đáng tin cậy để đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Do vậy, những người làm công tác tín dụng của ngân hàng thường gặp không ít khó khăn trong các phán quyết cho vay, làm hạn chế vai trò của TDNH trong việc đáp ứng nhanh nhu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Chưa có chế tài về việc mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng. Các doanh nghiệp được quyền mở nhiều tài khoản ở các ngân hàng trong cả nước. Nhưng hiện nay chưa có quy định về mở tài khoản chính nên các ngân hàng không thể kiểm soát được chính xác các khoản nợ của doanh nghiệp. Các ngân hàng đang cạnh tranh nhau quyết liệt để thu hút khách hàng nên việc thông tin cho nhau về hoạt động của khách hàng cũng hết sức hạn chế. Điều này cũng làm tăng thêm tính rủi ro tín dụng.

* Những nguyên nhân chủ quan

- Trong nhưng năm vừa qua Chi nhánh chưa xây dựng được cho mình chiến lược kinh doanh hòan chỉnh hiệu quả.

- Nhận thức của đội ngũ cán bộ nhân viên còn hạn chế, chưa thật sự chủ động trong công việc, số CBCNV cũ không được đào tạo bài bảng chính quy tính bao cấp còn nặng, số mới chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.

- Có lúc có nơi còn chưa thực hiện nghiêm túc các qui định của Nhà nước của ngành về hoạt động tín dụng.

- Phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý của Chi nhánh chưa được đào tạo cơ bản để trở thành những chuyên gia, những nhà quản lý giỏi.

Tóm lại, trong chương 2 của luận văn đã tập trung nghiên cứu thực

trạng chuyển dịch CCKT và tác động của TDNH của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT với quá trình chuyển dịch CCKT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian gần đây.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 67 - 71)