Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của nước ta đến năm

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 71 - 73)

- Cơ cấu lại các khoản mục tài sản nợ tài sản có:Tổng Tài sản đến cuối năm 2005 là: 653.204 triệu đồng tăng trưởng bình quân hàng năm là 55,55%.

3.1.1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của nước ta đến năm

NAM ĐẾN NĂM 2010

3.1.1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của nước ta đến năm 2010 năm 2010

Mục tiêu chuyển dịch CCKT của nước ta là chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được huy động để phát triển CCKT nhiều ngành với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của CCKT này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới tiến bộ kinh tế - xã hội.

Nước ta tiến hành CNH trong điều kiện khoa học - kỹ thuật công nghệ phát triển như vũ bão, do đó CNH không chỉ là sự tăng thêm một cách đơn giản tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế mà là cả một quá trình chuyển dịch CCKT gắn liền với đổi mới công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả cao của toàn bộ nề kinh tế quốc dân. Công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá, kết hợp tuần tự với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt đón đầu, hình thành những mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học - công nghệ thế giới.

Từ thực tế của đất nước chúng ta, trong bối cảnh quốc tế hiện nay và qua kinh nghiệm của các nước trong xu thế toàn cầu hoá, phương hướng chuyển dịch cơ cấu của nước ta phải được đẩy mạnh theo xu hướng sau:

+ Xu hướng chuyển dịch CCKT theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ:

Cùng với phát triển kinh tế hàng hoá, tiến bộ khoa học và công nghệ, nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng lên đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nhiều

ngành công nghiệp mới ra đời, nhiều trung tâm công nghiệp và đô thị hình thành. Vì vậy, CCKT có xu hướng chuyển dịch tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, cơ cấu giữa ba khu vực công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp được chuyển dịch mạnh mẽ gắn liền với phát triển kỹ thuật - công nghệ theo cơ cấu như sau:

Bảng 3.1: DỰ BÁO CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH VN

Đơn vị tính: % Năm 2005 2007 2010 Tổng số 100 100 100 Công nghiệp 41 39-40 43-44 Dịch vụ 38,1 42-43 40-41 Nông nghiệp 20,9 18-19 15-16

Nguồn: - Báo cáo BCHTW Đảng khoá VIII tại Đại hội lần thứ IX

- Báo cáo BCH TW Đảng khoá IX tại Đại hội lần thứ X

Và đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP còn khoảng trên dưới 10%, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ khoảng 90% [7, tr.157].

Về công nghiệp: Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản ; may mặc, giày dép đồ nhựa,đồ gia dụng ; cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ,thiết bị điện điện, thiết bị xây dựng,máy nông nghiệp, phương tiện giao thông,sản xuất và lăp ráp cơ- điện tử ; công nghiệp bổ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin,sản xuất phần mềm...Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế, như: lọc hoá dầu,khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hoá chất, xi măng, khai thác bô xít…Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị tăng thêm trong công nghiêp và xây dựng 10-10,2%/năm [9, tr.196-197].

Về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn: xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiêp hàng hoá lớn,đa dạng, phát triển nhanh và bền vững,có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch; phấn đấu giá trị tăng

thêm trong nông,lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3-3.2%/năm [9, tr.191]. Các ngành dịch vụ: phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và

chất lượng hoạt động để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách. Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tiếp tục phát triển nhanh và hiện đại hoá dịch vụ bưu chính viễn thông. Hiện đại hoá và mở rộng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán theo kịp yêu cầu phát triển thị trường tài chính, tiền tệ và hội nhập kinh tế quốc tế. “Đưa tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP, phấn đấu đạt 7,7-8,2%/ năm" [9, tr.201].

+ Xu hướng chuyển từ cơ cấu nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở hướng về xuất khẩu:

Đây là xu hướng tất yếu,xu thế chung của thời đại. Dưới tác động của xu thế hoá lực lượng sản xuất CCKT nước ta được hình thành trên cơ sở cân đối cả yếu tố nguồn lực trong nước và các yếu tố nguồn lực nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 71 - 73)