Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với mục tiêu phát tri ển kinh tế xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 92 - 97)

- Kế hoạch quản trị điều hành, quản trị kinh doanh:

3.2.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với mục tiêu phát tri ển kinh tế xã hội của tỉnh

Để góp phần vào việc thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT QN cần xây dựng cho mình một chính sách tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh.

Nội dung của chính sách tín dụng đó cần được thể hiện qua các điểm sau đây:

- Giới hạn tín dụng

Giới hạn tín dụng là việc xác định các mức độ tham gia vốn tín dụng của các ngân hàng vào một dự án, một khoản vay nào đó của một doanh nghiệp. Theo Nghị định 178 của Chính phủ thì mức vốn tham gia của ngân hàng vào một dự án là 85%. Chủ đầu tư phải có ít nhất là 15% vốn tự có. Tùy theo đặc điểm của từng dự án, từng khách hàng mà yêu cầu mức vốn tự có tối thiểu của chủ dự án tham gia nhằm đảm bảo khả năng hoàn vốn, nâng cao tính khả thi của dự án.Trong trường hợp những dự án lớn trọng điểm của tỉnh chủ đầu tư không đủ vốn tự có tham gia theo qui định, cần hướng dẫn các chủ đầu tư kêu gọi liên kết, liên doanh, huy động thêm các nguồn lực của xã hội, của các tổ chức kinh tế, hoặc tuỳ theo đặt điểm của dự án mà phân kỳ đầu tư cho phù hợp.

Đối với cho vay bổ sung vốn lưu động việc xác định giới hạn tín dụng căn cứ vào chính sách khách hàng của ngân hàng và tài sản đảm bảo nợ vay của từng khách hàng cụ thể.

- Chọn lựa kỳ hạn tín dụng

Kỳ hạn tín dụng dài hay ngắn nó ảnh hưởng đến thanh khoản và sự rủi ro của kinh doanh tín dụng. Thông thường kỳ hạn càng dài thì rủi ro tín dụng càng cao và thanh khoản càng khó khăn hơn.

Đối với các NHTM thì mong muốn kỳ hạn càng ngắn càng tốt vì thời hạn ngắn tránh được rủi ro về lãi suất và khả năng thanh toán càng được đảm bảo hơn. Áp lực nguồn vốn cũng được bớt căng thẳng. Đối với người vay thì mong muốn kéo dài thời gian tín dụng để tránh áp lực về trả nợ bởi vì nhu cầu sử dụng vốn mà bản thân họ không thể bù đắp được.

Tuy nhiên giữa người vay và ngân hàng cũng cần phải đi đến một điểm thống nhất chung hài hoà lợi ích của mỗi bên. Điều này có nghĩa là thời hạn vay vốn được xác định phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, chu kỳ hoàn vốn. Nhưng đối với cho vay vốn lưu động thời gian cho vay tối đa không quá 12 tháng, cho vay trung hạn tối đa không quá 5 năm, cho vay dài hạn không quá 10 năm trường hợp đặt biệt không quá 15 năm.

- Lãi suất tín dụng

Lãi suất đây là tỷ lệ phần trăm theo số tiền vay mà người vay phải tính ra để trả cho NHTM cho vay. Hiện nay, lãi suất được áp dụng theo hai phương thức: Phương thức cố định tức là lãi suất tiền vay được cố định trong suốt thời gian vay. Phương thức thả nổi là lãi suất được điều chỉnh theo thoả thuận hai bên (thông thường là 6 tháng hoặc một năm). Để phục vụ cho các mặt hàng xuất khẩu thì các ngân hàng cần dành ra một nguồn vốn nhất định với lãi suất ưu đãi để cho vay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu đủ sức cạnh tranh trên thương trường, nhất là các mặt hàng dệt may, giày dép, hải sản. Bên cạnh đó các ngân hàng cần phải tiết kiệm các chi phí như: chi phí huy động vốn, chi phí quản lý, chi phí dự trữ... nhằm hạ chi phí đầu vào của lãi suất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay đầu tư với lãi suất ưu đãi nhất.

- Lựa chọn khách hàng

Trong những năm vừa qua các NHTM đua nhau cho các doanh nghiệp Nhà nước, các Tổng công ty 90, 91 vay đặc biệt là các NHTM quốc doanh dùng rất nhiều biện pháp cạnh tranh để tăng nhanh khối lượng tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước và các dự án lớn. Tuy nhiên theo số liệu thống kê từ Ban đổi mới của các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương thì hiện nay

trong 5.280 doanh nghiệp Nhà nước chỉ có 40% kinh doanh có lãi, số làm ăn cầm chứng 44%, số còn lại 16% kinh doanh thua lỗ. Bức tranh tổng quát đó đã buộc các NHTM cần phải xem xét lại chính sách tín dụng của mình. Do vËy, Ngân hàng ĐT&PT đã chuyển hướng theo phương châm đa dạng hoá khách hàng, tập trung hướng sâu vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Để lựa chọn được các khách hàng tốt cần phải đánh giá phân loại khách hàng theo các tiêu chí được xây dựng, đối chiếu với việc phân loại khách hàng theo A, B, C của Bộ tài chính (theo Thông tư số 42/2004/TT - BTC ngày 20/05/2004) để phân tích đánh giá, lựa chọn các nhóm khách hàng có tính năng động cao để phục vụ. Có như vậy mới góp phần thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh.

Cần tập trung vốn đầu tư vào các khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ; những doanh nghiệp cổ phần hoá, bởi vì đây là những doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong môi trường kinh doanh của cơ chế thị trường.

- Thực tế trong những năm qua cho thấy, kinh tế ngoài quốc doanh đã đóng góp rất tích cực vào việc tăng trưởng kinh tế, trong GDP tỉnh kinh tế ngoài quốc doanh năm 2005 chiếm 67,23%. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp “sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người” (theo quyết định số 90/2001 NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ) có những đặc điểm như: khả năng kinh doanh linh động, nhạy bén và rất dễ thích ứng với sự thay đổi thị trường. Với quy mô vừa và nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng những yêu cầu có hạn trong những thị trường chật hẹp. Mặc khác, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có mối quan hệ trực tiếp hơn với thị trường và người tiêu thụ nên nó có sự phản ứng nhanh nhẹn hơn. Với cơ sở kỹ thuật không lớn, nã đổi mới linh hoạt hơn trong việc thay đổi cải tiến và tạo ra sản phẩm mới. Khi thị trường có thay đổi bất lợi nó dễ dàng thu hẹp quy mô sản xuất để thích ứng mà không gây ra hậu quả lớn cho nền kinh tế.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có đông đảo số lượng kinh doanh trong mỗi lĩnh vực nên không có độc quyền, dễ dàng và sẵn sàng chấp nhận tự do cạnh

tranh, chính điều này làm cho nền kinh tế sôi động hơn và thúc đẩy việc sử dụng và khai thác tối đa các nguồn lực của địa phương. Cơ chế cạnh tranh sẽ kích thích quá trình tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ. Từ đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Do vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong việc góp phần hình thành cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản. Chính sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là phương tiện trong việc tạo lập cân đối giữa các vùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành và các vùng. Với mạng lưới rộng khắp và có truyền thống gắn bó với nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn phát triển, hình thành các cụm công - nông nghiệp tác động chuyển hoá nông nghiệp theo hướng CNH,HĐH.

Do vậy ngân hàng cần tập trung đầu tư tín dụng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là phù hợp với phướng hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng hợp lý.

+ Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo ra nhiều loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, tạo động lực mạnh mẽ về cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp, sử dụng vốn có hiệu quả, huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư phát triển, phát huy vai trò làm chủ của người lao động của các cổ đông, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên Nhà nước - người lao động - nhà đầu tư. Trong những năm qua thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã cho thấy phần lớn các doanh nghiệp sau cổ phần đã mạnh dạng tăng vốn hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh nên đã phát triển bền vững và kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, trong một vài năm trước tốc độ cổ phần hoá diễn ra chậm chạp do một số lãnh đạo doanh nghiệp không “mặn mà” với cổ phần hoá bởi

những qui định của Nhà nước và cảm thấy chưa “hài lòng” việc định giá tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn; các khoản nợ khó đòi, các nợ phải trả quá lớn.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình chuyển đổi cần phải nâng cao nhận thức cho cán bộ nhân viên ngân hàng, phải xem các doanh nghiệp cổ phần là một trong những thành phần kinh tế quan trọng, bình đẳng như các thành phần kinh tế khác, để từ đó triển khai các qui trình nghiệp vụ được thuận lợi nhanh chóng, linh hoạt. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ tiến trình cổ phần hoá, “BIDV với tư cách là ngân hàng đầu

tiên tham gia vào thị trường chứng khoán và nhất là được chỉ định thanh toán

các giao dịch trên thị trường đã thực hiện tư vấn thành công ở một số đơn vị”

(Phát biểu của ông Lê Đào Nguyên, Phó Tổng giám đốc BIDV-Tạp chí Thị trường tài chính - tiền tệ ngày 1/8/2004).

Tiến hành ký hợp đồng cung ứng vốn,dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp cổ phần hoá.Thực hiện cho vay đối với người lao động của các doanh nghiệp được cổ phần hoá để mua cổ phần. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá cũng là góp vào phần việc giải phóng sức sản xuất làm cho CCKT của tỉnh được chuyển dịch mạnh mẽ hơn.

- Lựa chọn các ngành nghề

Cần phải xem xét kỹ các ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận cao, có khả năng phát triển trong tương lai, có hàm lượng khoa học công nghệ cao để đầu tư tập trung cụ thể như sau:

+Ngành dịch vụ, du lịch: Trong những năm qua ngành dịch vụ, du lịch của tỉnh đã có đóng góp rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế,chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, tuy nhiên so với tiềm năng và lợi thế thì hoạt động du lịch,dịch vụ phát triển chưa thật sự vững chắc.Với mục tiêu“ phát triển Quảng Nam thành một trong những trung tâm du lịch lớn" [7], “tiếp tục phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mủi nhọn; xây dựng Hội An gắn với Mỹ Sơn thành trung tâm du lịch của cả nước” [39] ngân hàng cần phải tập trung chọn lọc những dự án lớn có hiệu quả có khả năng thu hồi vốn để đầu tư.

+Ngành công nghiệp: Cần tích cực hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành may mặc, giày da, ô tô, hải sản, thủ công mỹ nghệ, nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương, hướng mạnh xuất khẩu.

Ngành dệt-may-da-giày thì cÇn tập trung đầu tư nâng cấp thiết bị, trình độ công nghệ của các khâu kéo sợi, dệt và công nghệ sau dệt hoàn tất sản phẩm tẩy nhuộm, làm mềm, làm xốp…với trình độ kỹ thuật ngày càng cao đảm bảo chất lượng mẫu mã,chủng loại vải đáp ứng cho công nghiệp may xuất khẩu. Xây dựng các Nhà máy dệt kim cao cấp để đa dạng hoá ngành dệt.

Khuyến khích phát triển các cơ sở may ngoài quốc doanh, ngành may của tỉnh lấy nhiệm vụ xuất khẩu làm hướng chính thâm nhập nhanh vào thị trường EU và Mỹ.

Đầu tư mạnh cho ngành công nghiệp chế biến hải sản nhằm tăng chất lượng hàng hoá, giảm thiểu xuất khẩu dưới dạng thô.

Vấn đề cơ bản để xem xét cho vay là hiệu quả của các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh. Do đó,cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá khách hàng, đánh giá hiệu quả dự án một cách khách quan trên các qui định của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)