Giải pháp huy động vốn để phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 107 - 109)

- Đánh giá chung:

3.2.5.Giải pháp huy động vốn để phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Để tăng cường thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, cần phải mở ra các hình thức huy động vốn phong phú đa dạng hơn. Hiện nay, đang mở rộng các hình thức huy động vốn với nhiều kỳ hạn, lãi suất khác nhau ngày càng hấp dẫn khách hàng như tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi với các hình thức khuyến mãi đặc biệt, phong phú.Việc huy động của Chi nhánh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu để phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Để có vốn cho vay phải điều hoà vốn từ Hội sở chính. Đây cũng là một đặt tính ưu việt của hệ thống ngân hàng, điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu để phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, đối với Chi nhánh đây là vấn đề tồn tại cần khắc phục vì không chủ động được nguồn vốn do đó thường bị động trong việc quyết định hoạt đông kinh doanh của mình.

Cần chú trọng đến các hình thức huy động vốn trên 12 tháng để tăng nguồn cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên việc tăng nguồn cho vay trung dài hạn vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư tín dụng của nền kinh tế. Một phần do thị trường bất động sản, vàng biến động…một phần do có nhiều kênh huy động khác như kho bạc, bảo hiểm, công trái chính phủ nên ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân hàng. Do vậy, cần phải hoạch định một chiến lược huy động vốn khả thi, phù hợp với đặt điểm của ngân hàng, có chính sách cụ thể đối với từng khách hàng, cần tiến hành các cuộc thăm dò tìm hiểu nắm bắt nhu cầu thị hiếu, đặc điểm thu nhập của từng loại khách hàng, từng nhóm khách hàng để có các hình thức tiếp cận, phát triển quan hệ.

- Các giải pháp cụ thể

+ Nâng cao tiện ích cho khách hàng trong lĩnh vực thanh toán thông qua việc áp dụng phổ biến các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt truyền thống (séc chuyển khoản, uỷ nhiệm chi...) và hiện đại (sử dụng máy rút tiền tự động, các loại thẻ điện tử Visacard, Creditcard, Mastercard...); đặc biệt cần phải có kế hoạch,biện pháp để động viên khuyến khích các tầng lớp dân cư mở tài khoản cá nhân để thực hiện giao dịch thanh toán, có như vậy ngân hàng sẽ hạn chế được lượng giao dịch tiền mặt, tiết kiệm được nhiều khoản

chi phí, đồng thời khơi tăng được nguồn tiền nhàn rỗi. Trước tiên tập trung vào các doanh nghiệp kinh doanh điện, nước, bưu điện. Cần liên kết các ngân hàng thương mại trên địa bàn lại với nhau,để tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt.

+ Cần phải mở rộng mạng lưới huy động đến từng địa bàn dân cư, đơn giản thủ tục, đổi mới phong cách giao dịch, mở rộng hình thức gửi một nơi, rút nhiều nơi. Mở rộng hình thức kỳ phiếu, tiết kiệm thành các hình thức có khả năng chuyển nhượng, chiết khấu.

+ Cải tiến giờ giấc làm việc để thuận tiện cho người gửi, rút tiền. Nên bố trí làm việc thông tầm để tăng lượng thời gian giao dịch, vì buổi chiều thường phải kết thúc sớm để thực hiện các khâu thanh toán bù trừ, kết sổ..

- Đa dạng hoá các kênh huy động vốn và các hình thức huy động vốn

+ Áp dụng nhiều hình thức huy động tiết kiệm khác nhau: tiết kiệm bằng vàng, ngoại tệ, tiết kiệm xây dựng nhà ở; tiết kiệm mua sắm phương tiện đắt tiền; tiết kiệm hưu trí...

+ Áp dụng hình thức gửi nhiều lần lấy một lần, tiết kiệm tích luỹ, lãi suất tính theo từng lần gửi, hoặc áp dụng hình thức gửi một lần dài hạn nhưng rút ra nhiều kỳ với lãi suất khuyến khích.

+ Đa dạng hoá kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm không chỉ dừng lại chỉ có tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, cần có giải pháp tự động chuyển hoá tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn cho người gửi tiền. Ví dụ: Những người gửi không kỳ hạn ở ngân hàng từ hai tháng trở lên có thể chuyển cho họ được hưởng quyền lợi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

+ Đặc biệt, cơ chế lãi suất phải được điều chỉnh linh hoạt thực dương sao cho cả phía ngân hàng lẫn người gửi đều thấy thoả đáng, có như vậy mới khuyến khích giảm tiêu dùng hiện tại và tăng tiết kiệm,dẫn đến tăng vốn đầu tư.

+ Áp dụng linh hoạt các hình thức khuyến khích để thoả mãn nhu cầu người gửi tiền như các dịch vụ thu tiền tại nhà, số tiền gửi càng lớn thì càng có chế độ ưu đãi, mở các loại giải thưởng….

- Có chính sách, biện pháp thu hút vốn nhàn rỗi từ các địa phương khác, từ Hội sở chính để tăng thêm nguồn vốn phục vụ chuyển dịch CCKT.

- Đẩy nhanh chương trình hiện đại hoá ngân hàng, nghiên cứu kết nối hệ thống thanh toán liên ngân hàng với các tổ chức khác như Kho bạc, Ngân hàng Phát triển... nhằm đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ xử lý, tránh mọi rủi ro.

- Đặc biệt cần chú trọng khơi tăng nguồn vốn trung và dài hạn của mình thông qua các hiệp định tín dụng khung của ngân hàng Trung ương ký với các tổ chức tín dụng quốc tế và các chương trình, các dự án tài trợ như: dự án tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEFP), Tài chính nông thôn III của WB... 3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ nhằm tăng cường hiệu quả tác động của tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 107 - 109)