Thực trạng cơ cấu kinh tế và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 37 - 43)

1 Dân số trung bình người 395296 42300 425220 43888 452947 465622 477556 2 GDP (giá hiện

2.1.2. Thực trạng cơ cấu kinh tế và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua

kinh tế của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua

Cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001 –2005 tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước.

Ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm trên 41,53 % năm 2000 đến năm 2005 chỉ còn gần 31 %. Ngành công nghiệp và xây dựng từ 25,3 % năm 2000

tăng lên 34% năm 2005. Ngành thương mại dịch vụ từ trên 33,1 % năm 2000 lên 35 % năm 2005 (bảng 2.7).

* Cơ cấu kinh tế ngành: Cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh theo GDP thời kỳ 2001 - 2005 có sự chuyển biến đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng ngành thuỷ sản, nông lâm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của cả nước.

Bảng 2.7: CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THỜI KỲ 2000 –2006

Đơn vị tính: % Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100

Công nghiệp - xây dựng 25,31 26,89 28,38 30,19 32,11 33,97 35,54

Thương mại - Dịch vụ 33,16 33,01 33,45 34,15 34,63 35,01 35,46 Thuỷ sản – Nông lâm 41,53 40,10 38,17 35,66 33,27 31,02 29,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam

+ Ngành sản xuất công nghiệp:

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao, đạt bình quân hàng năm gần 25,5%. Trong đó khu vưc quốc doanh tăng 31,21%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15, 48%. Tính theo giá trị sản xuất, quy mô sản xuất công nghiệp năm 2005 gấp 3,1 lần năm 2000.

Hình thành được 05 khu công nghiệp và 18 cụm công nghiệp với những chính sách ưu đãi hấp dẫn đang thu hútđược nhiều dự án đầu tư.

Khu Kinh tế mở Chu Lai đã có 44 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 195 triệu USD. Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc đã có 27/53 dự án được cấp phép đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng.

Tiềm năng thuỷ điện đang được đầu tư khai thác, đã quy hoạch 8 thuỷ điện lớn và 31 thuỷ điện nhỏ với tổng công suất khoảng 1.400 MW ; đang xây dựng thuỷ điện A Vương, Sông Côn, Sông Tranh 2, đã khởi công thuỷ điện ĐăkMy IV.

Toàn tỉnh có khoảng 12.000 cơ sơ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động ở các huyện thị, nhiều sản phẩm công nghiệp mới như

gạch men, lúa màu, mô tô, giày thể thao, gỗ xuất khẩu, bia, nước giải khát, thuỷ sản chế biên, tinh bột sắn, nước dứa cô đặt, thức ăn nuôi trông thuỷ sản.. đã được đưa ra thị trường trong và ngoài nước.

Qua số liệu từ bảng 2.7 cho thấy cơ cấu tỷ trọng ngành Công nghiệp xây dựng trong GDP tăng từ 25,31% năm 2000 lên 33,97% năm 2005. Thời kỳ này phấn đấu chuyển đổi cơ cấu hướng vào ngành Công nghiệp để thực hiện CNH, HĐH nhằm đưa thành một tỉnh công nghiệp với sản phẩm có chất lượng cao, đặc biệt chú trọng Công nghiệp nhẹ đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trong nước và xuất khẩu.

+ Ngành thương mại - dịch vụ:

Lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng khá bình quân trên 13,7%/năm, trong đó năm 2005 tăng 17 %. Du lịch tiếp tục phát triển mạnh đạt mức 20%/năm. Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế từng bước khẳng định vị thế mũi nhọn và khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương về du lịch văn hoá, lịch sử và sinh thái. Tốc độ tăng doanh thu du lịch bình quân hằng năm (2001 – 2005) khoảng 25% thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 700 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần 2001. Qui hoạch du lịch theo hướng khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh đảm bảo phát triển nhanh, bền vững.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm (2001 - 2005) đạt trên 300 triệu USD, tăng bình quân hàng năm 25% trong đó, kim ngạch xuất khẩu địa phương đạt gần 220 triệu USD, tốc độ tăng bình quân hằng năm 34,4%. Quan hệ mở rộng đến 30 nước và vùng lãnh thổ [7].

Các ngành Vận tải, Bưu chính-Viễn thông, Ngân hàng, Bảo hiểm có tốc độ tăng khá

Tình hình hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn nhìn chung ổn định về giá cả và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

+ Ngành thuỷ sản - nông lâm:

Sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng trưởng khá hơn thời kỳ 1997-2000 với giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm gần 4,1%.

Đã chủ động chuyển đổi một số cây trồng, con vật nuôi. Bước đầu qui hoạch và hình thành một số vùng nguyên liệu tập trung: Cây dứa, điều, sắn, thuốc lá, bông vải, cao su, quế, nguyên liệu giấy.

Kinh tế thuỷ sản phát triển trên 3 lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác và chế biến. Về sản lượng hải sản khai thác trong 5 năm qua cũng đã tăng về số lượng và chất lượng, sản lượng năm 2005 đạt 47 nghìn tấn tăng 19% so với năm 2001. Số lượng tàu thuyền có công suất trên 90CV là 100 chiếc, giúp cho việc khai thác ngoài khơi có hiệu quá và giảm dần việc khai thác việc khai thác gần bờ để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Về nuôi trồng và chế biến thuỷ sản tiếp tục phát triển. Năm 2005 có 7 301 ha tăng 37% so với năm 2001, sản lượng thu hoạch năm 2005 là 9.088 tấn tăng 250% so với 2001.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ngày càng lớn năm 2001 đạt 6,2 triệu USD thì đến năm 2005 đạt 25 triệu USD, tăng bình quân trong 5 năm 41%. Nhìn chung ngành sản xuất nông lâm thuỷ sản trong 5 năm qua đã tăng trưởng đáng kể về mặt số lượng và chất lượng, có xu hướng chuyển dịch theo hướng phù hợp với định hướng của tỉnh là tỉnh công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ tỷ trọng GDP giảm từ 40,10% năm 2001 xuống còn 31,02% năm 2005.

* Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có đóng góp vào GDP, năm 2001 chiếm 1,09% đến 2005 chiếm 2,79%, tuy vậy tốc độ tăng vẫn còn rất thấp so với cơ cấu các thành phần kinh tế và các địa bàn trong khu vực. Kinh tế tập thể và tư nhân luôn chiếm tỷ trọng cao bình quân cả giai đoạn (2001- 2005) khoảng 69%. Kinh tế nhà nước nhìn chung cả giai đoạn có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng rất thấp.Do hạn chế về vốn thiết bị công nghệ chậm được đổi mới, chưa có sản phẩm chủ lực đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài, mặt khác do có sự khủng hoảng tài chính của khu vực làm cho các doanh nghiệp Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn, tỷ trọng cơ cấu trong GDP

đến năm 2005 có xu hướng giảm, từ 31,7% năm 2004 xuống còn 29,97% năm 2005, trong đó có một phần ảnh hưởng do tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tiến triển mạnh từ năm 2004 trở đi (bảng 2.8).

Bảng 2.8: CƠ CẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ THỜI KỲ 2000-2006

Đơn vị tính: % Thành phần kinh tế Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 Kinh tế Nhà nước 25,27 24,27 27,41 29,93 31,70 29,97 29,15 Kinh tế tập thể, tư nhân 72,96 74,64 71,78 68,89 66,79 67,23 67,90 Kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài 1,77 1,09 0,81 1,17 1,50 2,79 2,95

Nguồn: Cục Thông kê Quảng Nam.

Nhìn lại trong những năm gần đây tuy còn những mặt hạn chế so với vị trí tiềm năng đã có, song có thể đánh giá rằng nền kinh tế tiếp tục phát triển và có bước tăng trưởng đáng khích lệ. Thành quả nổi bật là việc đẩy mạnh xây dựng, các khu công nghiệp,kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật nhất là hệ thống giao thông, mạng lưới điện, bưu chính viễn thông… Hàng loạt các dự án đưa vào sản xuất, công trình được khánh thành đưa vào sử dụng đã làm thay đổi bộ mặt của tỉnh, tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội, thu hút các nhà đầu tư góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…Thế mạnh về thương mại, du lịch dịch vụ có thêm những điều kiện và triển vọng phát triển mới.

Những tồn tại và thách thức chủ yếu:

- Quan điểm về phát triển bền vững chưa được thể hiện một cách rõ rệt và nhất quán thông qua hệ thống các chính sách và các công cụ đều tiết từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội còn thiên về tăng trưởng kinh tế ổn định xã hội mà chưa quan tâm đầy đủ đúng mức về khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Các chính sách bảo vệ môi trường, giải quyết, xử lý theo tình

huống, sự cố mà chưa có định hướng phát triển lâu dài, đáp ứng nhu cầu tương lai.

Quá trình qui hoạch, xây dựng kế hoạch kinh tế pháp triển kinh tế xã hội với quá trình xây dựng bảo vệ môi trường, chưa kết hợp chặt chẽ, lồng ghép hợp lý với nhau.

- Kinh tế tăng trưởng nhưng chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng chưa cao. Chi phí trung gian trong các ngành sản xuất và dịch vụ còn khá lớn, khối lượng giá trị sản xuất tăng cao nhưng giá trị gia tăng còn hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Trong công nghiệp chưa có những sản phẩm chủ lực và thương hiệu có sức cạnh tranh cao, công nghiệp nông thôn phát triển chậm; thị trường xuất khẩu thiếu bền vững; chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu địa phương còn thấp.

- Kinh tế mở Chu Lai chưa tạo ra động lực mạnh cho tăng trưởng kinh tế, quá trình đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư còn gặp nhiều khó khăn và chậm so với yêu cầu phát triển. Số dự án đăng ký cùng với số vốn rất lớn nhưng thực tế triển khai không có bao nhiêu, hơn một nữa số dự án đăng ký để xí phần, chiếm chỗ là chính.

- Hiệu quả kinh tế nông nghiệp còn hạn chế, lúng túng trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng con vật nuôi, chưa hình thành được các vùng nguyên liệu cho công nghiệp, cho chế biến xuất khẩu.

- Chương trình đánh bắt xa bờ kém hiệu quả và thu hồi nợ chậm. Thế mạnh về kinh tế biển chưa được khai thác. Các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch gặp nhiều khó khăn khách quan về tình hình dịch bệnh và những biến động phức tạp của thế giới, giá dịch vụ trong một số năm không đạt chỉ tiêu kế hoạch. Tiềm năng du lịch chưa được khai thác hiệu quả.

- Công tác qui hoạch và quản lý quy hoạch chưa thật tốt: một số dự án quy hoạch thiếu tầm nhìn xa hoặc thiếu tính khả thi. Tình hình nợ xây dựng cơ bản tuy đã được khống chế và tập trung trả nợ nhưng vẫn còn ở mức cao.

Môi tường đầu tư đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu do thiếu sự đồng bộ giữa các cấp, các ngành và thủ tục hành chính đầu tư chưa thật sự thuận lợi, hấp dẫn nên chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh chưa cao.

-Việc áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến còn ít đã ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm nên khả năng cạnh tranh còn thấp và phần nào tác động đến môi trường sống ở một số vùng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 37 - 43)