Tích cực xử lý nợ tồn đọng

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 109 - 110)

- Đánh giá chung:

3.2.6.1.Tích cực xử lý nợ tồn đọng

Ngành ngân hàng đang tiến hành cơ cấu lại các tổ chức tín dụng nhằm lành mạnh hoá hệ thống tài chính ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh cả về năng lực tài chính, trình độ công nghệ cũng như năng lực quản lý để có thể đáp ứng được các điều kiện hội nhập quốc tế. Vì vậy việc nâng cao chất lượng TDNH được quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng.

Trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam đã bám sát các chủ trương của Chính phủ, của ngành để tích cực giải quyết các khoản nợ tồn đọng để vừa giúp các doanh nghiệp làm lành mạnh tài chính của mình, đồng thời cũng tự làm mạnh tình hình tài chính của mình nhằm phát triển một cách an toàn bền vững hiệu quả.

Một số giải pháp cụ thể: Kiện toàn bộ máy tổ chức, tập trung nguồn lực

một cách hợp lý cho công tác xử lý nợ. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp như: rà soát lại tất cả các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để có chính sách cho từng khoản, khách nợ trên cơ sở đó để triển khai các biên pháp thu hồi nợ bao gồm:

+ Tái cơ cấu các khoản nợ như:giãn nợ, miễn giảm lãi, hoặc miễn giảm một phần nợ gốc.

+ Áp dụng các biện pháp lý như kiện ra toà đối với các khách hàng dây dưa, hoặc đối với các khoản nợ có tranh chấp. Tăng cường hoạt động phối hợp với các cơ quan liên ngành liên quan trong quá trình xử lý nợ tồn đọng. Trong đó tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi, xử lý tài sản đất đai, bất động sản, khâu thi hành án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý tài sản...

+ Bán nợ, tìm kiếm các khách hàng để bán lại các khoản nợ khó đòi với một tỷ lệ thích hợp.Chuyển các khoản nợ tồn đọng sang công ty quản lý nợ (AMC) để có thể tập trung nguồn lực cao nhất để xử lý nhanh. Đẩy mạnh công tác trích lập dự phòng rủi ro nhằm sử dụng bù đắp dần nợ đọng.

Việc giải quyết tốt các khoản nợ tồn đọng không những góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của NH mà còn khơi tăng nguồn vốn để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.

3.2.6.2. Hoàn thiện kỹ thuật thu hồi tín dụng

Tuân thủ đầy đủ qui trình cho vay, nắm bắt các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để kịp thời phát hiện các khoản vay có vấn đề đưa ra các biện pháp ngăn chặn, xử lý. Bất cứ một khoản tín dụng nào,cán bộ tín dụng đều phải theo dõi chặc chẽ từ lúc phát vay cho đến lúc thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 109 - 110)