Mô hình quản lý ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 59 - 61)

- Cơ cấu lại các khoản mục tài sản nợ tài sản có:Tổng Tài sản đến cuối năm 2005 là: 653.204 triệu đồng tăng trưởng bình quân hàng năm là 55,55%.

2.2.4.2.Mô hình quản lý ngành ngân hàng

- Mô hình quản lý ngành ngân hàng được chuyển đổi đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động TDNH và tạo điều kiện cho TDNH phát huy được vai trò đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Ở giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới (1986 - 1987) mô hình hoạt động của ngành ngân hàng là hệ thống ngân hàng một cấp và được vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bằng các mệnh lệnh hành chính. Nguồn vốn chưa được quan tâm đúng mức, dư nợ vay cho nền kinh tế được phân bổ theo

kế hoạch không phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường. TDNH mang tính bao cấp nặng nề, không tác động tạo lập mới cơ cấu kinh tế mà còn là nguyên nhân gây ra lạm phát phi mã. Khách hàng càng vay ngân hàng càng thu lợi to vì tốc độ trượt giá tăng cao mà lãi suất không tăng.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Nhà nước đã tiến hành cải tổ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp theo hướng kinh tế thị trường (NĐ số 53/HĐBT ngày 26/03/1988): Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh. Mô hình này đã tách bạch giữa vốn tín dụng và vốn ngân sách, tách những khoản kinh phí ngân sách chưa được giải ngân ra khỏi nguồn vốn tín dụng, làm cho nguồn vốn tín dụng thực chất hơn.

Mặc dù đã có sự chuyển biến tích cực như trên nhưng sự phân biệt vai trò, chức năng, nhiệm vụ giữa hai hình thức ngân hàng còn chưa rõ ràng dứt khoát. Tính chất pháp nhân, tính chất độc lập, tính hệ thống kém. Để đưa ngân hàng ra khỏi nếp từ hệ dai dẳng của cơ chế cũ, Nhà nước ban bố hai Pháp lệnh ngân hàng (lệnh số 37/LCT/NHNN8 ngày 24/05/1990). Từ khi có hai Pháp lệnh ngân hàng và sau đó là luật các tổ chức tín dụng, hệ thống các NHTM và các tổ chức tín dụng nói chung đã có những bước trưởng thành vượt bậc so với trước. Phương thức quản lý của Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng được thay đổi căn bản từ chỉ đạo trực tiếp sang quản lý bằng cơ chế, chính sách, công cụ kinh tế vĩ mô. Các tổ chức tín dụng tự chủ trong kinh doanh và cạnh tranh với nhau. Các NHTM và các tổ chức tín dụng đã có đủ các điều kiện để thực hiện tốt chức năng trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của mình.

Nhờ vậy, mọi hoạt động của các NHTM và tổ chức tín dụng nói chung hệ thống Ngân hàng ĐT&PT nói riêng đã đoạn tuyệt với chính sách bao cấp, thể hiện qua chính sách lãi suất dương, qua việc chủ động tìm kiếm lựa chọn những khách hàng, những dự án và chỉ cho vay với những khách hàng hoạt động có hiệu quả, những dự án đảm bảo được khả năng thu hồi vốn chắc chắn, tạo được công ăn việc làm, tăng thu ngân sách…. Đa dạng hoá các công cụ huy động vốn, các loại hình cung ứng vốn cho khách hàng…

Triển khai thực hiện chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, cải tiến qui trình nghiệp vụ, mở rộng các hình thức thanh toán, các loại hình dịch vụ ngày càng phù hợp hơn so với đặc thù kinh tế Việt Nam và tập quán kinh doanh kinh tế thị trường và đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhờ có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ chế quản lý kinh tế nên hoạt động tín dụng ngày càng đa dạng phong phú.

2.2.4.3. Qui chế nghiệp vụ và quản lý của Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnTrung ương

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 59 - 61)